Bệnh nhân ung thư có nên uống nước ép hoa quả thật nhiều hàng ngày không; Làm thế nào để hạn chế các yếu tố gây ung thư?… là những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm trong bối cảnh VN là một nước có tỷ lệ mắc ung thư cao trên thế giới.
Theo các chuyên gia y tế, có nhiều nguyên nhân gây ung thư nhưng phần lớn ung thư phát sinh do những thói quen sinh hoạt hằng ngày không có lợi cho sức khỏe. Vậy làm thế nào để thải độc tế bào và ngăn ngừa được bệnh ung thư? Những thắc mắc này đã được các chuyên gia y tế giải đáp trong buổi Tư vấn Truyền hình trực tuyến “Phương pháp thải độc tế bào giúp ngăn ngừa ung thư” do Báo Sức khỏe&Đời sống đã tổ chức với sự tham gia của các khách mời là:
PGS.TS Phạm Duệ, Bác sĩ cao cấp đến từ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai; TS.BS Phạm Cẩm Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai; PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Các bác sĩ tham gia buổi tư vấn. Ảnh SK&ĐS
Bạn Hoàng Lan ở Hà Nội đặt câu hỏi: Em từng đọc trên các trang mạng rằng trên thế giới, có một vài bệnh nhân ung thư không cần điều trị mà vẫn khỏi bệnh ung thư nhờ vào thải độc vitamin C liều cao từ hoa quả, như uống nước ép cam, cà rốt, nước ép dâu hay nước ép nho hàng ngày. Vậy xin hỏi PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, người bệnh ung thư có nên uống nước ép hoa quả thật nhiều hàng ngày hay không?
Về vấn đề trên PGS.TS Nguyễn Thị Lâm có câu trả lời như sau: Cần khẳng định, không thể khỏi bệnh ung thư chỉ bằng cách uống nước hoa quả. Trong nước hoa quả giàu vitamin C nhưng bên cạnh đó hoa quả lại nhiều chất điện giải. Nếu ăn quá nhiều hoa quả có thể gây ra rối loạn điện giải, cơ thể đi ngoài nhiều, mất nước. Theo tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo, chỉ cần ăn 300 gam hoa quả mỗi ngày.
Với câu hỏi này BS. Cẩm Phương chia sẻ, bản thân chị khi ăn hoa quả và uống nước ép cũng thấy rất sảng khoái và tin rằng làn da của mình đẹp hơn. Tuy nhiên, để điều trị ung thư thì cần phẫu thuật hóa trị, xạ trị. Và gần đây có phương pháp điều trị hệ thống miễn dịch. Tôi tin rằng, nếu có một cuộc sống lành mạnh thì sẽ giúp tế bào nhận diện ra tế bào ung thư. Tuy nhiên, biện pháp miễn dịch này chỉ là liệu pháp bổ sung thôi. Còn liệu pháp điều trị ung thưu chính vẫn là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Độc giả có địa chỉ Email hungnguyen@gmail.com gửi câu hỏi đến các bác sĩ: Tôi có tìm hiểu những độc tố nội sinh được tạo ra bởi quá trình oxy hóa, các tia phóng xạ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, ô nhiễm môi trường, stress, thuốc lá… mới chính là những yếu tố gây hại tế bào, gây ung thư. Vậy làm sao để hạn chế được độc tố này?
TS. BS Phạm Cẩm Phương cho biết, các độc tố bên ngoài tác động vào cơ thể chúng ta, trong quá trình thải độc có độc tố nội sinh từ quá trình đó gây ra. Chúng ta hạn chế các độc tố ngoại sinh vào thì sẽ hạn chế được các độc tố nội sinh.
PGS.TS Phạm Duệ: Chúng ta nên có cuộc sống hài hòa cả trong ăn uống, trong các mối quan hệ với xung quanh, quan hệ với đồng nghiệp, tránh stress sinh ra các chất trung gian chính là các chất oxy hóa gây nên nhiều bệnh tật phức tạp; hài hòa cả trong vệ sinh. Phải ngăn chặn không tiếp xúc với yếu tổ nguy cơ, cười nhiều hơn...
Một độc giả gọi điện đến buổi tư vấn hỏi: Là một chuyên gia về chống độc, PGS.TS Phạm Duệ có thể cho biết độc tố thường tích tụ trong cơ thể ở những bộ phận nào? Có phải chỉ có gan mới đóng vai trò thải độc của cơ thể không?
PGS.TS Phạm Duệ: Như tôi đã nói, độc tố rất đa dạng, mỗi độc tố có cơ chế, "thích" khác nhau. Có độc tố "thích" vào gan, có độc tố "thích" vào phổi. Có độc tố chẳng có cơ chế nào. Độc tố có thể vào não, gan, thận, tích tụ nhất ở xương già. Khi người ta nhiễm độc chì thường tích tụ vào xương.
Thuốc bảo vệ thực vật, là thuốc diệt cỏ, diệt cỏ cháy có tên gọi Paraquat cũng đến gan thận phổi. Nó "thích" đến phổi nhiều hơn. Khi nhiễm độc chất diệt cỏ cháy, độc chất paraquat nhận thấy cao gấp 6 lần ở phổi so với trong máu.
Độc tố nhiễm độc tác động nhiều, cơ quan nào càng hoạt động nào thì tác động càng nhiều. Tim phổi hoạt động nhiều nhất, gan, thận thải độc. Cơ quan nào hoạt động nhiều nhất thì bị tác động nhiều nhất.
Ngăn ngừa bệnh ung thư từ thói quen sinh hoạt là vấn đề được bạn Nguyễn Thị Hoa ở Quảng Ninh đặc biệt quan tâm: Tôi nghe nói có thể ngăn ngừa bệnh ung thư bằng các thói quen sinh hoạt hàng ngày. TS. BS Phạm Cẩm Phương có thể tư vấn giúp tôi những thói quen có lợi cho sức khoẻ được không ạ? Xin cảm ơn!
TS. BS Phạm Cẩm Phương: Bản thân tôi cũng luôn mong muốn có thói quen lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. Vậy thì thói quen lành mạnh đó thế nào? Đó là chúng ta phải hạn chế tiếp xúc tối đa với các chất gây độc hại cho cơ thể như chúng tôi đã nói, để chúng không xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Ví dụ như hút thuốc lá chủ động hay thụ động là thói quen sinh hoạt không tốt cần loại bỏ; hạn chế lạm dụng rượu bia, cần sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao, tiêm vắc xin phòng ngừa các bệnh lý lây nhiễm khác cũng có tác dụng tốt giảm nguy cơ mắc ung thư như tiêm phòng viêm gan B, hay phòng ung thư cổ tử cung.
Bạn Hương Lan nêu vấn đề: Khi cơ thể bị nhiễm độc thì việc thải độc cơ thể có vai trò quan trọng như thế nào với sức khỏe con người? Và những ai nên quan tâm tới vấn đề thải độc?
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Chúng ta thấy rằng dự phòng là quan trọng. Không phải chỉ đợi cơ thể bị bệnh mới thải độc. Cần có 1 chế độ ăn cân đối, lành mạnh, giúp cơ thể đủ chất nhất là thực phẩm giàu chất chống ô xi hóa. Mỗi ngày, cần ăn 1 ngày từ 15, 20 loại thực phẩm khác nhau. Vì mỗi thực phẩm có một lượng chất dinh dưỡng khác nhau.
Chúng ta nên chọn những loại rau quả có màu thẫm như: rau xanh thẫm, quả có màu đỏ, vàng, tím… là những quả giàu chất chống ô xi hóa.
Ngoài ra, những loại gia vị của Việt Nam như: nghệ, tỏi… cũng rất giàu chất oxi hóa. Gần đây, Giáo sư Paul Talalay người Anh đã nghiên cứu và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ công bố trong bông cải xanh (sup lơ) có chất chống o xi hóa, thải độc cơ thể rất tốt.
Hợp chất BoroccoRaphanin có trong bông cải xanh giúp thải độc ở cấp tế bào, dự phòng ung thư và đã được cấp bằng sáng chế.