Tuyển sinh bổ sung đại học 2022 nhiều ngành tuyển vẫn 'trắng' thí sinh

Minh Anh| 22/10/2022 07:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kết thúc xét tuyển đợt 1, và dù thực hiện xét tuyển bổ sung một đến hai đợt nhưng tới thời điểm này, nhiều ngành ở không ít trường đại học vẫn không có sinh viên. Năm nay, tiếp tục ghi nhận tình trạng nhiều ngành học "trắng" thí sinh.

Kết thúc xét tuyển đợt 1 năm 2022, không ít ngành ở nhiều trường đại học (ĐH) chỉ tuyển được vài thí sinh, thậm chí có ngành không có thí sinh trúng tuyển.

Chính vì vậy, các trường đã tổ chức tuyển sinh bổ sung ở diện rộng và trong khoảng thời gian khá dài. Dù thực hiện xét tuyển bổ sung một đến hai đợt nhưng nhiều ngành ở không ít trường đại học vẫn không có người học.

daihoc.jpeg
Nhiều trường xét tuyển bổ sung nhưng kết quả vẫn không tuyển được thí sinh nào cho một số ngành. (Ảnh minh họa)

Tại trường Đại học (ĐH) Tân Trào các ngành Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế đầu tư, Tâm lý học không có thí sinh nào trúng tuyển đợt 1. Qua hai lượt tuyển sinh bổ sung trường vẫn không tuyển được thí sinh nào cho các ngành này.

Còn một số ngành có thí sinh trúng tuyển lại đếm trên đầu ngón tay như Chính trị học, Lâm sinh, Sư phạm Sinh học, Chăn nuôi, Quản lý văn hóa, Khoa học cây trồng, Công tác xã hội, Quản lý đất đai.

Ở Trường ĐH Đà Lạt, tình trạng cũng không khả quan hơn. Sau khi kết thúc tuyển sinh đợt 1 những ngành liên quan đến ngành dược.

Sau hai đợt tuyển sinh bổ sung, một số ngành cũng chỉ có 1 - 2 thí sinh trúng tuyển như công nghệ sau thu hoạch (1 thí sinh), ngành sinh học: 2 thí sinh, ngành vật lý học có 2 thí sinh, ngành công nghệ kỹ thuật môi trường: 5 em, ngành lịch sử tuyển được 5 thí sinh, ngành Việt Nam học có 9 thí sinh, ngành kỹ thuật hạt nhân: 7 thí sinh.

Đại diện của trường cho biết: những ngành ít thí sinh chủ yếu là những ngành mới và trường cũng mới được cấp phép đào tạo bên cạnh các ngành khoa học cơ bản và nông – lâm.

Tại Trường ĐH Hà Tĩnh, các ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa học cây trồng, Kỹ thuật xây dựng dù xét tuyển nhiều phương thức nhưng không có thí sinh trúng tuyển, một vài ngành chỉ có 1, 2 thí sinh.

Ngành Khoa học vật liệu của Trường ĐH Quy Nhơn cũng chỉ có hai thí sinh trúng tuyển nên trường quyết định dừng mở ngành năm nay, vận động thí sinh chuyển sang ngành khác.

Tình trạng này cũng diễn ra ở nhiều trường đại học khác như Quảng Nam, Quảng Bình, Phú Yên, Kiên Giang, Khánh Hòa. Có những ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhưng cũng vài ngành chỉ lác đác chưa đến 10 thí sinh.

Qua thực tế có thể nhận thấy, những ngành khó tuyển sinh thường có 2 đặc điểm nổi bật. Một là những ngành mới mở và thí sinh vẫn chưa thể tìm hiểu rõ nội dung ngành học đó như thế nào và tương lai ra trường sẽ làm công việc cụ thể là gì.

Thứ hai là những ngành học không nằm trong vùng ưu tiên của thí sinh tại nơi đó hay những địa bàn xung quanh. Chính vì vậy, việc ít sinh sinh đăng ký theo học là chuyện bình thường.

Do vậy, theo các chuyên gia giáo dục cho biết để hạn chế tình trạng "trắng" thí sinh tại một số ngành như hiện nay thì chính các nhà trường phải có kế hoạch tuyên truyền hoặc công tác hướng nghiệp hiệu quả hơn.

Mặt khác, việc hướng nghiệp trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 phải thật sự toàn diện, đầy đủ để thí sinh cũng như phụ huynh có cái nhìn tích cực, đầy đủ hơn về một số ngành nghề có tính đặc thù.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tuyển sinh bổ sung đại học 2022 nhiều ngành tuyển vẫn 'trắng' thí sinh