Theo thống kê tới tối 13.5, ít nhất 76 người thiệt mạng và gần 2 nghìn người bị thương bởi trận động đất mới, mạnh tới 7,3 richter xảy ra vào ngày 12.5.
Trận động đất này xảy ra trong bối cảnh Nepal đang chìm trong đau thương bởi chỉ cách đây chưa đầy 3 tuần, một trận động đất mạnh 7,6 richter đã cướp đi tính mạng của hơn 8 nghìn người dân nước này. Vậy tại sao đất nước Nepal lại liên tục phải hứng chịu những cơn động đất mạnh đến vậy và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Nepal càng thêm điêu tàn sau trận động đất mạnh 7,4 richter hôm 12.5
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho hay trận động đất ngày 12.5 mạnh 7,3 độ Richter, tương đương với cả những trận động đất mạnh đo được xảy ra hồi những năm 1970. Tâm của trận động đất này cách 50 dặm về phía đông của thủ đô Kathmandu, gần đỉnh núi Everest. Ngay cả người dân ở một số vùng tại Ấn Độ, Bangladesh và Trung Quốc cũng cảm nhận thấy cơn chấn động này.
Theo các nhà khoa học, lý do Nepal thường xảy ra động đất là vì do nước này nằm trên vùng tiếp xúc của của hai mảng kiến tạo lục địa Ấn Độ và lục địa Á - Âu. Năm 1934, cơn địa chấn cường độ 8,1 độ Richter xảy ra ở Nepal khiến hơn 10.000 người thiệt mạng. "Trước ngày 25.4, vùng biên giới ở hai mảng kiến tạo lục địa này từng gặp nhiều trận động đất lớn và để lại thảm họa đáng kể. 100 năm trở lại đây, ít nhất 4 trận động đất mạnh trên 6 độ Richter đã xảy ra trong phạm vi 250 km thuộc khu vực này" - USGS thông báo.
Sau khi động đất xảy ra chiều 25.4, một số dư chấn khác tiếp tục gây rung lắc ở những vùng lân cận với tần suất khoảng 20 phút mỗi lần. Theo tạp chí Time, dư chấn mạnh 6,3 độ Richter xuất hiện sau 30 phút. Chính quyền Nepal ghi nhận ít nhất 5 dư chấn có cường độ cao hơn 5 độ Richter. Đến ngày 1.5, hơn 100 dư chấn mạnh trên 4 độ Richter đã xảy ra. "Đôi khi, một số dư chấn có thể mạnh hơn cả trận động đất ban đầu, bởi đợt chấn động đầu tiên đã gia tăng áp lực lên các đường đứt gãy địa chất lân cận khiến nó trở nên bất ổn định", bà Carmen Solana, chuyên gia tại Đại học Portsmouth (Anh) cho biết.
Tâm chấn trận động đất tại Nepal hôm 12.5 cách 50 dặm về phía đông của thủ đô Kathmandu
Dư chấn chính xác rất giống với động đất, ngoại trừ việc nó nhẹ hơn trận động đất chính và có liên quan đến sự kiện chính. Sự khác nhau duy nhất là dư chấn thường xảy ra ở những vị trí cơ bản giống nhau, "trong vòng dư chấn" và thường xảy ra trước khi các hoạt động địa chất trở về đúng như mức độ trước khi xảy ra động đất. Một số cơn dư chấn có thể xảy ra trên các vết đứt gãy gần bên ngoài vùng dư chấn, tuy nhiên biến cố hôm 12.5 có thể được xem là một trận động đất riêng. Trái với tâm chấn vụ động đất hồi tháng 4.2015 ở phía tây thủ đô Kathmandu, vụ động đất hôm 12.5 xảy ra ở phía đông thủ đô, gần biên giới Trung Quốc. Trận động đất hôm 12.5 cũng đã gây ra một đợt chấn động địa chấn. Chỉ 30 phút sau khi trận động đất 7,3 độ Richter xảy ra, một cơn dư chấn 6,3 độ richter đã xảy ra. Ngoài ra, Nepal còn hứng chịu thêm 5 cơn dư chấn lớn với cường độ 5.0 hoặc cao hơn.
Theo các nhà khoa học, có khả năng sẽ có thêm những cơn dư chấn mới xảy ra tại Nepal sau trận động đất ngày 12.5 Bởi thông thường, cường độ của các trận động đất càng lớn, số các cơn dư chấn càng nhiều. Bất kỳ một trận động đất lớn nào cũng luôn kéo theo các cơn dư chấn. Những cơn dư chấn này có thể tiếp tục diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm. Đôi khi, các cơn dư chấn có thể lớn hơn cả trận động đất ban đầu. Tuy nhiên, chúng thường giảm dần về số lượng nhưng rất khó để nói khi nào chúng sẽ xảy ra hoặc ở đâu. Thực tế, điều khiến trận động đất ban đầu xảy ra là do những rung chuyển xảy ra trước và trong khu vực động đất. Nhưng những chuyển động, dư chấn xảy ra trước đó chỉ được phát hiện khi động đất đã xảy ra.