France Telecom hầu tòa vì làn sóng tự tử của nhân viên 10 năm trước

Trâm Anh (theo AFP)| 06/05/2019 18:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Một thập kỷ sau khi xảy ra làn sóng tự tử tại công ty France Telecom, khi 35 nhân viên đã tự kết liễu đời mình, gã khổng lồ viễn thông và cựu CEO của nó đã phải hầu tòa vào ngày thứ Hai (6/5) vì tội hành hạ tinh thần nhân viên.

France Telecom hầu tòa vì làn sóng tự tử của nhân viên 10 năm trước

Các nhân viên của France Telecom biểu tình vào tháng 10 năm 2009 trong nỗ lực cáo buộc cho việc cải tổ công ty khiến 35 nhân viên tự tử

Vụ việc được đưa ra để xem xét những gì đằng sau những vụ tự tử xảy ra trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2009, khi Didier Lombard đang nắm quyền điều hành công ty France Telecom - ngày nay có tên Orange.

Phiên tòa mở vào lúc 11 giờ 30 phút tại một Tòa án hình sự ở Paris, gần 7 năm sau khi Lombard và France Telecom bị buộc tội hành hạ tinh thần nhân viên lần đầu tiên ở Pháp. Cùng bị cáo buộc với tội danh tương tự là cựu Phó Tổng giám đốc công ty Louis-Pierre Wenes và cựu Giám đốc nhân sự Olivier Barberot.

Bốn người khác phải đối mặt với cáo buộc đồng lõa trong một phiên tòa được theo dõi chặt chẽ bởi các doanh nghiệp, đoàn thể và các chuyên gia về lực lượng lao động. Nếu bị kết án, họ có thể phải đối mặt với một năm sau song sắt và khoản tiền phạt 15.000 euro (16.800 USD). Phiên tòa dự kiến kéo dài hơn hai tháng và có thể dẫn đến một kết án cho tội hành hạ tinh thần nhân viên. Còn công ty France Telecom có thể phải nộp một khoản tiền phạt 75.000 euro nếu bị kết tội.

France Telecom hầu tòa vì làn sóng tự tử của nhân viên 10 năm trước

Cựu Giám đốc điều hành của France Telecom Didier Lombard sẽ xuất hiện tại Tòa án Paris trong phiên tòa kéo dài bốn ngày bắt đầu vào thứ Hai (6/5)

Bất chấp luật lao động của Pháp, một trong những nước mạnh nhất thế giới, ngày càng có nhiều lo ngại về hậu quả của áp lực tại nơi làm việc, bao gồm trầm cảm, bệnh mãn tính, kiệt sức và thậm chí là tự tử.

35 nhân viên của France Telecom đã tự kết liễu đời mình trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2009, và Lombard đã từ chức vì những vụ tự tử đó. Là một công ty truyền thong đại chúng, France Telecom đã được tư nhân hóa vào năm 2004, một động thái dẫn đến tái cơ cấu lớn và nhiều nhân viên đã mất việc làm.

Các công tố viên nói rằng Công ty và Giám đốc điều hành của nó tại thời điểm đó đã đưa ra một chính sách gây khó dễ cho nhân viên để khiến họ buộc phải thôi việc.

Trong quá trình điều tra, các thẩm phán tập trung vào các trường hợp 39 nhân viên được coi là nạn nhân trong vụ này, 19 người trong số họ tự sát, 12 người cố tự tử và 8 người bị trầm cảm cấp tính hoặc đã bị bệnh do hậu quả của nó.

Vào tháng 7 năm 2008, một kỹ thuật viên 51 tuổi đến từ Marseille đã tự sát, để lại một lá thư tố cáo các ông chủ "quản lý bằng khủng bố". Hai tháng sau, một phụ nữ 32 tuổi nhảy ra khỏi cửa sổ văn phòng của mình tại Paris trước sự chứng kiến của các đồng nghiệp.

Bản tóm tắt của các điều tra viên cáo buộc Lombard đưa ra "một chính sách nhằm đuổi việc nhân viên bằng cách tạo ra một môi trường làm việc gây lo lắng cho nhân viên".

Sự quấy rối tinh thần được "tổ chức ở cấp độ công ty bởi các giám đốc điều hành của nó", báo cáo viết.

Sebastien Crozier, người đứng đầu Công đoàn lao động của Orange cho biết phiên tòa sẽ xem xét về việc France Telecom đã sử dụng "bạo lực xã hội như một phương thức quản lý".

Phiên tòa đánh dấu lần đầu tiên các đại diện của một công ty lớn tại Pháp phải hầu tòa vì tội quấy rối tinh thần nhân viên.

Lombard, người từng là Chủ tịch và Giám đốc điều hành từ năm 2005 đến 2010, cũng gây ra tình trạng này đã có những nhận xét có vẻ vô cùng nhẫn tâm. Lombard thừa nhận rằng anh ta đã phạm phải một sai lầm khi nói về "làn sóng tự sát" tại công ty.

Và vào năm 2006, Lombard nói với các nhân viên trong những bình luận tai tiếng: "Tôi sẽ khiến mọi người rời đi bằng cách này hay cách khác, qua cửa sổ hoặc cửa ra vào". Ông đã từ chức vào tháng 3 năm 2010.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
France Telecom hầu tòa vì làn sóng tự tử của nhân viên 10 năm trước