Quyền lợi “đa bên” được đảm bảo trong luật kinh doanh BĐS mới

Bảo Lan| 16/06/2015 20:45
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhhững quy định sửa đổi mới của Luật Kinh doanh bất động sản (KDBĐS) năm 2014, trong đó có việc thực thi Điều 56 bắt buộc các chủ đầu tư (CĐT) bán nhà phải có sự bảo lãnh của ngân hàng đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

Bởi lẽ, điều này không chỉ giúp cho NĐT an tâm, mà còn được xem như chứng thư “bảo hiểm” cho người mua trong việc đảm bảo về quyền lợi. 

Quyền lợi “đa bên” được đảm bảo trong luật kinh doanh BĐS mới

Được đánh giá là nhà đầu tư có năng lực, nên việc để các ngân hàng tham gia “bảo lãnh” sẽ tạo mức thanh khoản thêm tăng cao cho Novaland

Quyền lợi “đa bên”

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, việc kém thanh khoản của thị trường BĐS trong một thời gian dài vì nhiều nguyên nhân. Trong đó có nguyên nhân là những quy định của nhà nước thiếu tính thực tế, khiến không chỉ các cơ quan chức năng và cả DNBĐS loay hoay khi triển khai. Còn người mua thì luôn là bên chịu thiệt hại khi gặp rủi ro.

Thực tế chỉ trong một thời gian ngắn, tại thị trường TP. HCM đã có đến 5 dự án mà CĐT bỏ trốn, còn khách hàng là người gánh chịu hậu quả. Ông Phan Ngọc Hòa - Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng VP bank cho rằng “Điều 56 của Luật KDBĐS 2014 là động thái tích cực của Chính phủ, bởi tính phù hợp thực tế”. Vì theo ông Hòa, “Khi ngân hàng bảo đảm bằng tài sản thế chấp cho vốn vay, thì chính phía ngân hàng sẽ kiểm soát tiến độ xây dựng dự án của CĐT. Mặt khác, khi người mua gặp rủi ro từ CĐT không thực hiện đúng cam kết, thì phía ngân hàng cũng sẽ là đơn vị để xử lý rủi ro đó”.

Theo Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HH BĐS TP.HCM, thời điểm đầu khi triển khai chắc chắn sẽ gặp phải những khó khăn, các DN cũng cần phải rất cẩn trọng, nhưng “Cẩn trọng thì không có nghĩa là không thực hiện và đây là thời điểm thích hợp để triển khai những quy định này. Vì nó làm lợi cho đa bên. Đặc biệt là người mua sẽ được hưởng lợi, vì khi ngân hàng bảo lãnh sẽ được xem như một chứng thư “bảo hiểm” của người mua”, ông Châu nhận định.

Cùng quan điểm với ông Châu, ông Bùi Hữu Phúc - Giám đốc kinh doanh đầu tư và phát triển Novaland cho rằng “Việc bảo lãnh của ngân hàng sẽ khiến cho người mua vững niềm tin hơn về CĐT (nếu có rủi ro), vì số tiền của họ cũng đã được chính phía ngân hàng "bảo hiểm”.

Nhưng mặt khác, ông Phúc cũng phân tích “Khi phía ngân hàng đứng ra bảo lãnh, thì họ sẽ phải thẩm định kỹ về dự án và chọn lựa những CĐT tốt. Điều đó cũng đồng nghĩa là buộc các DN phải là đơn vị chuyên nghiệp, có năng lực thực sự về tài chính, về nhân sự và có chiến lược kinh doanh minh bạch. Và như vậy, cũng góp phần giúp cho CĐT nâng cao mức thanh khoản”.

CĐT bắt buộc phải chuyên nghiệp

Mặc dù nhận được nhiều sự đồng tình và thời gian để thực thi Luật KDBĐS đang đến gần, vẫn có một số ý kiến cho rằng, còn quá sớm để thực hiện “Chúng ta nên chuẩn bị một lộ trình sẵn, vì hiện nay một số nhà đầu tư chưa sẵn sàng cho sự hợp tác này vì nhiều lý do”, ông Nguyễn văn Minh - một nhà đầu tư đưa ra ý kiến.

Quyền lợi “đa bên” được đảm bảo trong luật kinh doanh BĐS mới

Luật KDBĐS 2014 được triển khai sẽ tác động và góp phần không nhỏ vào sự minh bạch và phát triển của thị trường BĐS trong tương lai

Theo phân tích của nhiều chuyên gia về kinh tế, khi triển khai dự án có CĐT yếu kém về năng lực tài chính, nên thông thường đi theo kênh huy động vốn từ khách hàng. Tuy nhiên, diễn biến của thị trường cũng tác động không nhỏ đến tâm lý người mua, vì thế, nếu khách hàng không đóng tiền, cũng có nghĩa CĐT sẽ gặp rất nhiều rủi ro đế hoàn thành dự án, điều này cũng đồng nghĩa, những khách hàng có nhu cầu thật sẽ rơi vào trạng thái “chờ đợi” hoặc “tiền mất tất mang”.

Vì vậy, “Điều 56 của Luật KDBĐS 2014 được thực thi, không chỉ giúp cho CĐT đảm bảo được nguồn vốn, mà khi quyền lợi của người mua sẽ được phía ngân hàng đảm bảo. Khi đó, các CĐT sẽ bắt buộc phải có những sản phẩm chất lượng, mang tính thanh khoản cao để ngân hàng có thể tin tưởng và làm bảo lãnh”, Tổng Giám đốc của Incomreal Lê Thanh Tùng thẳng thắn nhìn nhận.

Là đơn vị tiên phong khi vừa chính thức ký kết bảo lãnh cho các dự án của Tập đoàn NOVALAND, nhưng ông Phan Ngọc Hòa - Phó Tổng giám đốc của Ngân hàng VPBank cũng cho hay “Ngân hàng cũng chỉ là một đơn vị kinh doanh. Vì thế, khi đứng ra bảo lãnh cho CĐT, thì phía ngân hàng cũng sẽ xem xét tính khả thi của từng dự án thông qua năng lực của CĐT”.

Cũng theo ông Hòa, điều luật này triển khai càng sớm càng tốt, nó sẽ góp phần giúp cho CĐT cần xác định rõ hướng đi, có những chiến lược kinh doanh khả thi, tìm được những dự án có vị trí tốt. Tất cả những yếu tố này sẽ tác động và góp phần không nhỏ vào sự minh bạch và phát triển của thị trường BĐS trong tương lai.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quyền lợi “đa bên” được đảm bảo trong luật kinh doanh BĐS mới