Khai mạc Hội nghị “Các mục tiêu phát triển bền vững: Làm nên một sự khác biệt thông qua Đánh giá”

V.Thắng| 21/11/2016 19:50
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trọng tâm của Hội nghị là bàn về các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và các cách đánh giá được xác định nhằm để hỗ trợ đạt được các SDGs.

Khai mạc Hội nghị “Các mục tiêu phát triển bền vững: Làm nên một sự khác biệt thông qua Đánh giá”

Các đại biểu tham dự hội nghị đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới

Ngày 21-25/11, tại Hà Nội, Hiệp hội Đánh giá châu Á-Thái Bình Dương (APEA) phối hợp với Mạng lưới Giám sát và Đánh giá Việt Nam (VNME), EvalPartners, Tổ chức quốc tế về hợp tác trong Đánh giá (IOCE) và Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Mội trường  thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành tổ chức Hội nghị “Các mục tiêu phát triển bền vững: Làm nên một sự khác biệt thông qua Đánh giá”.

Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu đến từ hơn 20 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, các quan chức cao cấp, các nhà thẩm định, các học giả và quan chức các tổ chức quốc tế và Liên Hợp Quốc (ADB, UNDP, UNICEP…)

Trọng tâm của Hội nghị là bàn về các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) và các cách đánh giá được xác định nhằm để hỗ trợ đạt được các SDGs. Hội nghị có các bài thuyết trình mở rộng và các cuộc thảo luận về các chủ đề trong khuôn khổ SDGs về vai trò của công tác đánh giá.

Theo Ông Arunaselam Rasappan, Chủ tịch Hiệp hội Đánh giá Châu Á – Thái Bình Dương “Sự kiện là một trong những đóng góp lớn để hỗ trợ thực hiện các SDGs và cải thiện các kết quả thực hiện của các nước trên thế giới tham gia vào mục tiêu này. Chúng tôi muốn thông qua Hội nghị này để đưa ra những ý tưởng mới và sáng tạo trong việc tăng cường SDGs trong tất cả các nước, trong đó có Việt Nam là nước chủ nhà”.

Khai mạc Hội nghị “Các mục tiêu phát triển bền vững: Làm nên một sự khác biệt thông qua Đánh giá”

Quang cảnh hội nghị

Ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Mội trường  thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc tháng 9 năm 2015, Việt Nam đã cam kết huy động mọi nguồn lực, bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cộng đồng và người dân thực hiện thành công Chương trình Nghị sự 2030 và các mục tiêu phát triển bền vững.

Trong bối cảnh đó, công tác giám sát đánh giá có vai trò hết sức quan trọng. Để đảm bảo việc thực hiện thành công 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, cần thiết phải xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá, với hệ thống các mục tiêu và các chỉ tiêu phù hợp với bối cảnh phát triển của mỗi quốc gia.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì phối hợp với các bên liên quan hoàn thiện dự thảo kế hoạch hành động quốc gia vì chương trình nghị sự 2030, trong đó các mục tiêu và chỉ tiêu đến 2030 của toàn cầu đã được quốc gia hóa cho phù hợp với điều kiện bối cảnh của Việt Nam. Trong kế hoạch đó đó, giám sát, đánh giá là những phần nội dung hết sức quan trọng. Chúng tôi dự kiến sẽ thiết lập một hệ thống giám sát, đánh giá các kết quả thực hiện được hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và các mục tiêu cụ thể. Việt Nam mong muốn nhận được sự hợp tác hỗ trợ từ các nước phát triển, các tổ chức quốc tế, bao gồm các tổ chức giám sát, đánh giá quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc Hội nghị “Các mục tiêu phát triển bền vững: Làm nên một sự khác biệt thông qua Đánh giá”