Phóng sự - Ghi chép

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 4: Hiệu quả trong tuyên truyền chống khai thác IUU thông qua phiên tòa giả định

Tâm Phúc - Phú Khởi 06/06/2024 - 07:54

Phiên tòa giả định về chống khai thác IUU được tổ chức công phu, là hình thức tuyên truyền trực quan và sinh động đã giúp ngư dân hiểu rõ hơn quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về chống khai thác IUU; từ đó đánh bắt thủy sản đúng quy định, yên tâm vươn khơi, bám biển, làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước.

loi-toa-soan-moi.png
b4.png

Phiên tòa giả định về chống khai thác IUU được tổ chức công phu, là hình thức tuyên truyền trực quan và sinh động đã giúp ngư dân hiểu rõ hơn quy định của pháp luật quốc tế; pháp luật Việt Nam về chống khai thác IUU; từ đó đánh bắt thủy sản đúng quy định, yên tâm vươn khơi, bám biển, làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước.

tit-1.png

Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 (Chỉ thị 32), của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản trong đó có yêu cầu Ban cán sự đảng TANDTC lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương liên quan trong tổ chức thực hiện Chỉ thị.

Nhận thức tầm quan trọng của Chỉ thị 32, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống TAND trong việc cùng cả hệ thống chính trị vào cuộc với kế hoạch, hành động quyết liệt nhất để phấn đấu hết năm 2024, Việt Nam sẽ gỡ “thẻ vàng” đối với ngành thủy sản.

1(3).png

Được sự đồng ý của Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng, Ban cán sự đảng TAND tỉnh Sóc Trăng, Báo Công lý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và cấp ủy, chính quyền huyện Trần Đề, huyện Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu đã tổ chức phiên tòa giả định về chống khai thác IUU, kết hợp tọa đàm, tuyên truyền pháp luật và trao tặng quà cho bà con ngư dân có hoàn khó khăn.

Ba phiên tòa giả định diễn ra từ ngày 28 – 30/5, xét xử về các tội: “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản”; “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép” theo các Điều 242, 244 và 348 của Bộ luật Hình sự.

Phiên tòa giả định thứ nhất được tổ chức tại Đồn Biên phòng An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung vào ngày 28/5 với nội dung giả định: Ông T.V.T chủ tàu cá khai thác nguồn lợi thủy sản bằng lưới rê, hoạt động ven biển tỉnh Sóc Trăng có hành vi sử dụng kích điện để đánh bắt hải sản thì bị lực lượng tuần tra phát hiện.

2-cld.png
Phiên tòa giả định tại Đồn Biên phòng An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung

Trong lúc kiểm tra tàu ông T có đánh bắt được cá thể rùa biển thuộc danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Xét thấy có đủ căn cứ nên ngày 15/02/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện C. đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông T về tội “Hủy hoại nguồn lợi thủy sản” và tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”; VKSND cùng cấp đã truy tố bị cáo Trịnh Văn T ra trước Tòa án về các tội danh nêu trên.

Phiên tòa giả định thứ hai được tổ chức tại thị xã Vĩnh Châu vào ngày 29/5 có sự tham gia của lãnh đạo các các ban, ngành và chính quyền địa phương cùng hơn 60 ngư dân và các cán bộ, hội viên.

3-vc.png
Phiên tòa giả định tại thị xã Vĩnh Châu

Phiên tòa giả định có nội dung: Bị cáo T.V.N là người có tiền sự về hành vi sử dụng dụng cụ kích điện để khai thác thủy sản, sau khi chấp hành xong xử phạt hành chính, bị cáo muốn thuận lợi trong khai thác thủy sản và có lợi nhuận nên vào ngày 19/12/2023, lại tiếp tục sử dụng lưới và công cụ kích điện để đánh bắt thủy sản thu được 14kg thủy sản các loại và 01 cá thể loài Vích. Hành vi đó của bị cáo N là hành vi nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến môi trường.

Phiên tòa giả định thứ ba diễn ra vào ngày 30/5, tại cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề thu hút sự tham gia của hơn 200 ngư dân cùng các cán bộ, hội viên.

4-td(1).png
Phiên tòa giả định tại huyện Trần Đề

Phiên tòa được tổ chức tại cảng cá Trần Đề với nội dung giả định: Ông N chủ tàu cá và ông T (nhân viên) một tàu cá ở địa phương đã có hành vi đưa tàu qua vùng biển nước ngoài đánh bắt; tổ chức đưa 12 người ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là qua vùng biển của nước T khai thác thủy sản trái phép.

Hành vi đó của bị cáo N và T là nguy hiểm cho xã hội, đã trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính và ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chống khai thác IUU, tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép, trong đó bị cáo N giữ vai trò chủ chốt trong vụ án nên cần phải xử lý nghiêm.

Đến tham dự phiên tòa giả định, ông Trần Văn Nhị (ngư dân ở xã An Bình, huyện Cù Lao Dung); ông Triệu Thi Hành (ngư dân xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu) đồng quan điểm chia sẻ, từ trước đến nay chỉ được biết khi vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản sẽ bị cơ quan chức năng xử phạt tiền, tịch thu ngư cụ, phương tiện đánh bắt chứ không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

15.png
Người dân tham gia đóng góp ý kiến

Tuy nhiên, sau khi được tham dự phiên tòa giả định và tham gia tọa đàm thì được hiểu biết thêm về quy định pháp luật trong đánh bắt thủy, hải sản, để từ đó tránh vi phạm các quy định trong đánh bắt thủy hải sản.

z5509759508160_149ed7c2c5998f798fb1fb7b7704fc6a.jpg
Các phiên tòa giả định đã thu hút sự tham gia của hàng trăm người dân

“Qua tham dự phiên tòa giả định cho thấy việc khai thác hải sản trái phép không chỉ là vi phạm pháp luật phải đi tù mà còn làm thiệt hại cho nền kinh tế vì không xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài”, ngư dân Nguyễn Văn Mơ (thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề) chia sẻ.

Theo ông Lê Thanh Vũ - Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng, phiên tòa giả định là phiên tòa xét xử vụ án đã được biên tập và mã hóa các thông tin. Qua phiên tòa giả định và giao lưu, tọa đàm, ban tổ chức đã đưa Chỉ thị của Đảng, Nghị quyết của Chính phủ, kế hoạch của địa phương đến với bà con ngư dân một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất.

6-pho-chanh-an-1(1).png
tit-2.png

Sau khi tham dự ba phiên tòa giả định và trực tiếp tọa đàm, giải đáp các ý kiến của ngư dân, ông Lư Tấn Hòa – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), Tổ trưởng Tổ chống khai thác IUU tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong các năm qua, Ban chỉ đạo IUU tỉnh Sóc Trăng cũng đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nhưng đây là lần đầu tiên của tỉnh Sóc Trăng nói riêng, cả nước nói chung tổ chức phiên tòa giả định xét xử hành vi phạm tội trong lĩnh vực đánh bắt hải sản. Ba phiên tòa giả định được địa phương phối hợp với Báo Công lý đã thu hút hàng trăm lượt ngư dân tham dự.

7-lu-tan-hoa(2).png

Thượng tá Hà Thế Hữu, Phó Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng cho biết: Thực hiện chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, trong những năm qua Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng quyết tâm, quyết liệt, cụ thể hóa bằng kế hoạch, giao nhiệm vụ cho các Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng đẩy mạnh tuyên truyền 14 hành vi vi phạm trong đánh bắt hải sản đến ngư dân; phối hợp với lực lượng Vùng 2 Hải quân, Vùng Cảnh sát biển 4 tuần tra xử lý vi phạm các quy định về đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (nếu có).

8-thuong-ta(1).png

Ông Quảng Đức Danh, Phó Giám đốc Ban quản lý Cảng cá Trần Đề cho hay, thực hiện Luật Thủy sản và các các văn bản chỉ đạo về chống khai thác IUU, thời gian qua Cảng cá Trần Đề đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền như: niêm yết công khai các quy định về chống bắt IUU tại bến cảng; sử dụng loa phóng thanh để tuyên truyền và lồng ghép tuyên truyền trực tiếp đến ngư dân trong các cuộc tiếp xúc.

Ban quản lý Cảng cá Trần Đề cũng phối hợp rất tốt với Bộ đội Biên phòng, phòng Kinh tế tổng hợp của huyện Trần Đề trong kiểm soát tàu cá ra vào, kiểm soát nguồn gốc hải sản đánh bắt được và xử lý tàu vi phạm (nếu có).

9-ban-quan-ly-1(1).png

Được biết Cảng cá Trần Đề là cảng cá loại 1, có diện tích 33ha, tổng mức đầu tư trên 200 tỷ đồng. Hàng năm Cảng cá Trần Đề tiếp nhận từ 7.000 - 10.000 lượt tàu, sản lượng hải sản qua cảng trên 45.000 tấn/năm.

Ông Thái Rết, Tỉnh ủy viên, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án TAND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ, thông qua việc tổ chức ba phiên tòa giả định và ba cuộc tọa đàm trao đổi với bà con ngư dân vùng biển, ban tổ chức đã nhận được nhiều ý kiến phản ánh của bà con ngư dân về những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động khai thác hải sản…

10-thai-ret-1(1).png
tit-3(1).png

Bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng cho biết, trong thời gian qua, Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung tuyên truyền về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

st.png

Trong đó, trọng tâm là các quy định liên quan đến quản lý hoạt động khai thác thủy sản, chống khai thác IUU, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU trong chống khai thác IUU, ngăn chặn, chấm dứt tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác thủy sản ở vùng biển nước ngoài, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu và các vấn đề khác có liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản trên biển.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 32 ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư và Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã giao Ban cán sự đảng UBND tỉnh tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện; đồng thời tổ chức nghiên cứu, quán triệt đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

11-ba-dao(1).png

Đánh giá về ba phiên tòa giả định chống khai thác IUU mà Báo Công lý cùng Ban cán sự đảng TAND tỉnh Sóc Trăng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức, bà Hồ Thị Cẩm Đào cho hay, ba phiên tòa giả định và chương trình tọa đàm, tặng quà cho bà con ngư dân đã mang lại nhiều ý nghĩa vô cùng to lớn.

Đây là hình thức tuyên truyền sinh động, qua đó giúp ngư dân chủ động, tích cực tìm hiểu các quy định của pháp luật, từ đó không vi phạm khi khai thác thủy sản.

qua.png
Báo Công lý đã vận động các nhà hảo tâm trao tặng quà cho ngư dân nghèo tại các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu để bà con yên tâm bám biển.

Từ đầu năm đến nay, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018; các quy định phòng, chống khai thác IUU, ma túy... trên địa bàn cho 2.430 lượt người.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 cũng đã kết hợp trao tặng 1.200 lá cờ Tổ quốc, 110 ảnh Bác Hồ, 80 túi thuốc y tế, 900 bình nước uống tinh khiết loại 20 lít…; cấp phát hơn 3.000 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền các loại.

12.png

Tặng 130 suất quà cho các gia đình chính sách, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn và các em học sinh nghèo, vượt khó học giỏi. Tổ chức cho 186 chủ phương tiện, thuyền trưởng ký cam kết không vi phạm khai thác IUU.

Quá trình tuần tra, kiểm soát đã kết hợp tuyên truyền trực tiếp cho 1.689 tàu cá/12.627 thuyền viên, phát 12.943 tờ rơi, tài liệu các loại, tặng 1.536 cờ Tổ quốc.

13.png

Tuyên truyền qua kênh thông tin nghề cá, trên kênh VHF cho 4.076 tàu cá/32.836 thuyền viên, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật và không để xảy ra tình trạng ngư dân sang vùng biển nước ngoài khai thác thủy sản trái phép.

14(2).png

Để các hoạt động kinh tế biển mạng lại hiệu quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc mỗi ngư dân cần nâng cao nhận thức, ý thức để chấp hành đúng, đầy đủ quy định của pháp luật thì còn cần cả hệ thống chính trị vào cuộc nhằm giúp ngư dân an tâm vươn khơi, bám biển, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

14(1).png

Với sự quyết tâm nỗ lực của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành quyết liệt từ Chính phủ, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và ngành chức năng các cấp, tin tưởng chắc chắn rằng, các tỉnh Tây Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung sẽ chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả cao nhất Chỉ thị 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết của Chính phủ để phấn đấu cuối năm 2024, nước ta sẽ gỡ “thẻ vàng” cảnh báo của Ủy ban Châu Âu đối với ngành thủy sản Việt Nam.

Tác giả: Tâm Phúc – Phú Khởi

Thiết kế: Minh Sáng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 4: Hiệu quả trong tuyên truyền chống khai thác IUU thông qua phiên tòa giả định