Phóng sự - Ghi chép

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 3: Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”của các địa phương khu vực Tây Nam Bộ

Tâm Phúc - Phú Khởi 05/06/2024 09:28

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật đã đáp ứng yêu cầu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Với sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt với quyết tâm cao nhất là cùng cả nước gỡ “Thẻ vàng” cho ngành thủy sản.

loi-toa-soan-moi.png
b3.png

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật đã đáp ứng yêu cầu về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Với sự chỉ đạo thống nhất và xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương, các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ đã và đang triển khai nhiều biện pháp quyết liệt với quyết tâm cao nhất cùng cả nước gỡ “Thẻ vàng” cho ngành thủy sản.

bl.png

Thời gian qua, tỉnh Bạc Liêu đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, từ đó tạo sự chuyển biến rất lớn, bà con ngư dân chấp hành nghiêm, nên trong thời gian qua, không có tàu nào vi phạm về đánh bắt trái phép ở vùng biển nước ngoài.

pvt.png

Với việc triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, nên trong thời gian qua, Bạc Liêu đã khắc phục được những tồn tại, hạn chế trong việc chống khai thác IUU; nổi bật là đã tuần tra, kiểm soát không để xảy ra tình trạng tàu cá trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài.

bl-chen.png

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về chống khai thác IUU, tỉnh Bạc Liêu tiếp tục quan tâm, chú trọng tuyên truyền, nhắc nhở chủ tàu mang đầy đủ hồ sơ tàu cá, thực hiện nghiêm việc khai báo khi tàu cập và rời cảng;

Ghi nhật ký hành trình khai thác, đánh bắt đúng các ngư trường được phép, tạo thuận lợi cho việc xác định nguồn gốc xuất xứ của các loại thủy sản khai thác, góp phần cùng cả nước thực hiện gỡ “Thẻ vàng” cho ngành thủy sản.

kg.png

Thực hiện Quyết định 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023 và Công điện số 1058/CĐ-TTg ngày 4/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang đã hoàn thiện kế hoạch triển khai Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 10/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng mới quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh.

kg-chen(1).png

Về quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá: Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Kiên Giang có 8.208 tàu cá đã đăng ký, trong đó tàu cá có chiều dài trên trên 15m là 3.630 tàu; còn lại là chiều dài dưới 15m.

Tổng số tàu đã được cấp phép đạt 95,5%. Số tàu cá đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 3.607 (chiếm 99,4%).

kg-trich.png

Tỉnh Kiên Giang cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của tỉnh về hỗ trợ cước phí thuê bao dịch vụ vệ tinh giám sát hành trình tàu cá 2 đợt, cho 15.173 lượt tàu cá với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng và đang tiếp tục xem xét, phê duyệt danh sách hỗ trợ cho 12 tháng tiếp theo.

st.png

Theo số liệu thống kê, Sóc Trăng có tổng số 801 tàu cá đã đăng ký, trong đó tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên là 344 tàu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ban ngành liên quan, trong các năm qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống khai IUU.

Theo đó, tỉnh đã ban hành các kế hoạch, quy chế và các văn bản đến các đơn vị liên quan trực thuộc và các địa phương trên địa bàn tỉnh để kịp thời khắc phục các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về công tác chống khai thác IUU.

st-trich(1).png

Bên cạnh đó, để kiểm tra, giám sát tàu cá qua cảng, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan trực tại Cảng cá Trần Đề, huyện Trần Đề 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin tàu khai thác cập, xuất cảng, đối chiếu tàu cá khai thác thủy sản đã đăng ký, sắp xếp tàu vào cảng và giám sát sản lượng hải sản bốc dỡ qua cảng.

screenshot-8-.png

Từ năm 2023 đến nay, tỉnh Sóc Trăng không có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trái phép tại vùng biển nước ngoài. Để có được kết quả này, ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp các địa phương làm việc với các chủ tàu cá có nguy cơ cao về vi phạm vùng biển nước ngoài và lập danh sách các tàu này để theo dõi, giám sát.

Tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nếu các tàu khai thác thủy sản trên biển không đủ điều kiện theo quy định thì sẽ không cấp phép và không cho ra khơi. Phối hợp đơn vị liên quan giải quyết việc mất kết nối trên tàu đánh bắt trên biển; theo dõi việc bốc dỡ thủy sản qua cảng…

cm.png

Thời gian qua, công tác chống khai thác IUU trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã đạt được những kết quả quan trọng như: tỷ lệ tàu cá còn hạn giấy phép khai thác đạt 91,22%, còn hạn đăng kiểm đạt 85,10%; tỷ lệ đánh dấu tàu cá và tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên đang hoạt động lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đạt 100%.

Không có hồ sơ xác nhận, chứng nhận bị sai sót phải giải trình; theo dõi, quản lý chặt chẽ tàu cá và lưu trữ hồ sơ trên phần mềm số hóa IUU của tỉnh.

cm-chen.png

Hỗ trợ 100% cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình cho 385 lượt tàu với hơn 436 triệu đồng ; tỷ lệ tàu cá lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tín hiệu kết nối trên Hệ thống giám sát tàu cá trung bình trên 80%.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại các địa phương trọng điểm nghề cá; thành lập Chi cục Kiểm ngư tỉnh Cà Mau...

z5505893325660_86a8e5ef3ed14993ed8480138e789a5f(1).jpg
(Ảnh: Báo Cà Mau)

Tỉnh cũng đã tổ chức các đợt kiểm tra công tác chống khai thác IUU tại những địa phương trọng điểm; quản lý tàu cá bằng hạn ngạch; không gia hạn đăng ký, đăng kiểm và không cho tàu cá ra biển hoạt động nếu không đảm bảo các điều kiện theo quy định (không có giấy phép khai thác, không có thiết bị giám sát hành trình hoặc thiết bị hành trình không có tín hiệu, không được niêm phong với thân tàu,…);

cm-trich.png

Hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty có bến nhà, bãi ngang đủ điều kiện công bố mở cảng cá và đề nghị cấp thẩm quyền công bố, chỉ định; thống kê sản lượng khai thác theo từng địa phương (đối với địa phương không có cảng cá chỉ định);

Hỗ trợ cước thuê bao dịch vụ giám sát hành trình cho tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên; ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm, số hóa… để phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo, điều hành trong quản lý, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chống khai thác IUU…

z5506240440253_6c7769635ae4d316c6e16a5855affc2f.jpg

Trong thời gian tới, tỉnh Cà Mau tiếp tục thực hiện tốt, có hiệu quả văn bản của Trung ương; tăng cường công tác, tuyên truyền, xác định cấp xã là lực lượng chính trong quản lý, giáo dục, tuyên truyền người dân; thống kê sản lượng tại các cơ sở thu mua hải sản, bến cá tư nhân; mở các đợt cao điểm, có sự phối hợp liên ngành, liên tỉnh trong công tác tuần tra, kiểm soát; kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ về chống khai thác IUU,…

dsc_7646(1).png
(Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Cà Mau)

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thực hiện công tác đăng ký cấp phép, đăng kiểm; hoàn thiện, củng cố nâng cao năng lực thực thi Luật Thủy sản.

cm-chen-2.png

Triển khai thực hiện các đề án, dự án để phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản: chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh Cà Mau; thành lập Khu bảo tồn biển tỉnh Cà Mau,…

Tổ chức, sắp xếp lại tàu cá khai thác thủy sản vùng biển ven bờ và vùng lộng theo quy hoạch. Phối hợp triển khai điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển để cung cấp thông tin, dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý, sử dụng nguồn lợi thủy sản bền vững.

tg.png

Thời gia qua, tỉnh đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư, Công điện 1058/CĐ-TTg ngày 4/11/2023 của Chính phủ; các ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng Ban Chi đạo Quốc gia về IUU và các văn bản khác có liên quan về chống khai thác IUU.

tg-chen.png
(Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang)

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho hay, từ năm 2023 đến nay, tỉnh Tiền Giang không có tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép bị bắt giữ.

Đây là kết quả thực hiện tốt về quản lý đội tàu và theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá (100% tàu cá đi hoạt động được kiểm tra đủ điều kiện, được kiểm soát hàng ngày qua hệ thống giám sát tàu cá...).

Đồng thời thực hiện tốt, đúng quy định công tác xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác (không có hồ sơ sai sót phải giải trình).

z5480701337582_a493eedc8a31045f16ebe3d6828bf3c8(1).jpg

Đặc biệt, tỉnh Tiền Giang đã triển khai đồng bộ phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử thủy sản khai thác, nhật ký khai thác thủy sản điện tử nhằm minh bạch thông tin tại địa phương (Chi cục Thủy sản - Cảng cá - Biên phòng tỉnh).

tg-trich(1).png

Bên cạnh đó công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm được đảm bảo (xác minh, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về mất kết nối VMS theo quy định, vượt ranh giới cho phép trên biển, tàu cá không thực hiện sang tên, đổi chủ theo quy định).

Bài 4: Hiệu quả trong tuyên truyền chống khai thác IUU thông qua phiên tòa giả định

Tác giả: Tâm Phúc - Phú Khởi

Thiết kế: Minh Sáng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 3: Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”của các địa phương khu vực Tây Nam Bộ