Phóng sự - Ghi chép

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 2: Chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp không chỉ để gỡ “thẻ vàng”

Tâm Phúc - Phú Khởi 04/06/2024 09:58

Sản phẩm thủy, hải sản khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) không chỉ bị thị trường EU “tẩy chay” mà còn là xu hướng chung ở các thị trường khác. Do đó, việc nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản hợp pháp, đảm bảo truy suất nguồn gốc là yêu cầu gần như bắt buộc trong phát triển bền vững ngành hàng này.

loi-toa-soan-moi.png
b2.png

Sản phẩm thủy, hải sản khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) không chỉ bị thị trường EU cảnh báo mà còn là xu hướng chung ở các thị trường khác. Do đó, việc nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản hợp pháp, đảm bảo truy suất nguồn gốc là yêu cầu gần như bắt buộc trong phát triển bền vững ngành hàng này.

tit-1.png

Qua 4 đợt thanh tra, kiểm tra thực tế tại Việt Nam và các cuộc làm việc trực tuyến với Việt Nam, phía Ủy ban Châu Âu (EC), đã ghi nhận đánh giá cao sự minh bạch, thái độ nghiêm túc, quan điểm của Việt Nam thể hiện trong các báo cáo tiến độ và cho rằng Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong chống khai thác IUU, đặc biệt là trong công tác hoàn thiện thể chế.

trich-1.png

Với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị để gỡ “Thẻ vàng” cho ngành thủy sản, ngày 10/4/2024, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW (Chỉ thị 32), về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thủy sản trong đó nhấn mạnh: “Xác định công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thuỷ sản;

Là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu ở ngành, địa phương có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo sự thống nhất, đồng bộ, quyết tâm cao thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" trong năm 2024 và duy trì kết quả bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao, vị thế của Việt Nam với quốc tế”.

chen-2.png

Tiếp đó, ngày 5/4, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP (Nghị định 38), quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản theo hướng tăng chế tài so với Nghị định 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019.

Đáng chú ý là Nghị định 38, quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 2 năm (theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP là 1 năm). Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1 tỷ đồng. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

artboard-1.png

Nghị định 38 cũng quy định bổ sung xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không đồng thời là thuyền trưởng và chủ tàu cá đồng thời là thuyền trưởng; quy định rõ ranh giới vùng biển được phép khai thác thuỷ sản. Hành vi vi phạm quy định về khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt tới 90 triệu đồng

Ngoài ra, Nghị định 38 cũng bổ sung thẩm quyền xử phạt của kiểm lâm nhằm bảo đảm các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn…

artboard-1.png
Lực lượng Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng tuyên truyền chống khai thác IUU và tặng cờ Tổ quốc, ảnh Bác cho ngư dân

Ngày 22/4, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP về ban hành Chương trình hành động và kế hoạch của Chính phủ triển khai thực hiện Chỉ thị số 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng với yêu cầu xác định rõ vai trò, trách nhiệm, hành động cụ thể của cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp chính quyền, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản.

artboard-2.png

Nghị quyết số 52/NQ-CP ban hành kế hoạch chi tiết 24 nhiệm vụ cần làm ngay và 18 nhiệm vụ dài hạn về việc nâng cao hiệu quả thông tin truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về chống khai thác IUU;

Hoàn thiện quy định pháp luật về chống khai thác IUU; triển khai đồng bộ, quyết liệt pháp luật thủy sản về quản lý đội tàu, kiểm soát hoạt động tàu cá trên biển, tại cảng, xuất, nhập bến; thực hiện nghiêm quy định pháp luật Việt Nam và quốc tế về xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, đảm bảo không có sản phẩm thủy sản bất hợp pháp xuất khẩu ra nước ngoài;

ndt4447-17024461726281843707608.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chỉ đạo mở đợt cao điểm chống khai thác IUU với nỗ lực cao nhất là sớm gỡ được "Thẻ vàng" của EC (Ảnh: VGP)

Xử lý triệt để các hành vi khai thác IUU, không có trường hợp ngoại lệ, kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá, ngư dân khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, nhất là với các nước EU đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thủy sản;

Bố trí nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện. Đặc biệt là Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) kiến nghị, phối hợp với TANDTC rà soát, hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của Bộ luật Hình sự trong xử lý hành vi liên quan đến khai thác thuỷ sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài

Ngay sau đó, Tỉnh ủy và UBND các tỉnh có ngư trường đánh bắt cũng đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch để triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

z5503479034679_843c554136b350d3769a00e297f52cf7(1).jpg
Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC chủ trì cuộc họp Hội đồng Thẩm phán TANDTC

Thực hiện Chỉ thị 32 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 31/5, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tổ chức phiên họp cho ý kiến lần đầu đối với các dự thảo Nghị quyết: Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định khai thác, mua bán và vận chuyển trái phép thủy sản; Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 51 và Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Theo đánh giá của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình, hai Nghị quyết trên có vai trò rất quan trọng. Đối với dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác và đánh bắt thủy hải sản là vấn đề lớn đối với quốc gia.

Đây cũng là một trong những nội dung mà phía Ủy ban châu Âu khuyến cáo Việt Nam trong việc tăng cường xử lý cả về mặt hành chính lẫn hình sự đối với lĩnh vực này (khai thác thủy sản trái phép).

tit-2.png

Theo quy định của EC, trong thời gian bị áp "Thẻ vàng", 100% số container hàng thủy, hải sản xuất khẩu sẽ bị giữ lại cảng đến để kiểm tra nguồn gốc khai thác. Điều này khiến cho doanh nghiệp không chỉ mất thêm thời gian thông quan (có khi phải mất 3 - 4 tuần), mà còn tốn thêm chi phí, chỉ riêng kiểm tra “nguồn gốc” là khoảng 500 bảng Anh/container, chưa kể phí lưu giữ tại cảng…

Rủi ro nhất là tỷ lệ lớn các container hàng bị từ chối, trả lại, khiến doanh nghiệp chịu tổn thất nặng nề.

chen.png

Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, trong những lần tiếp xúc, ngư dân đều bộc bạch rằng, trữ lượng hải sản đánh bắt được ngày càng giảm đi do cách khai thác, thậm chí mang tính tận diệt như: sử dụng mắt lưới nhỏ, dùng thuốc nổ…

Việc chống khai thác IUU là điều kiện cần phải vượt qua và để trong thời gian tới sản phẩm thủy sản của Việt Nam có thị trường tốt hơn không chỉ ở châu Âu mà đó cũng là yêu cầu bắt buộc ở thị trường toàn cầu.

b2-lanh-dao-1.png

Với kinh nghiệm có nhiều năm làm việc trong ngành thủy sản, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản, người sáng lập Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam cho rằng, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ 1 tỷ USD năm 1999, tăng lên 10 tỷ USD vào năm 2022 là một kỳ tích.

Tuy nhiên, bên cạnh kỳ tích đó, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những thách thức: liên kết kém, cạnh tranh bằng giảm giá, gian lận thương mại; sản phẩm của Việt Nam nhưng mang thương hiệu nước ngoài;

Khai thác nguyên liệu tự nhiên quá mức mà chưa có chiến lược tái tạo; chậm áp dụng số hóa; nông dân, ngư dân chưa thực sự thực hành tiêu chuẩn chất lượng.

b2-lanh-dao-3.png

Ở góc độ địa phương, để chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 5, ngày 23/5, Chủ tịch UBND tỉnh, Trường ban chỉ đạo IUU tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã triệu tập cuộc họp Ban chỉ đạo IUU của tỉnh Kiên Giang để rà soát việc thực thi pháp luật trên lĩnh vực quản lý đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn.

Tại cuộc họp này, người đứng đầu chính quyền tỉnh Kiên Giang đề nghị Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo IUU tỉnh tổ chức trực theo dõi, giám sát tàu cá lắp đặt giám sát hành trình hoạt động 24/24 giờ trên hệ thống giám sát hành trình.

Phối hợp các lực lượng và địa phương tiến hành xác minh và xử lý dứt điểm tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình 4 tháng đầu năm 2024. Đồng thời, hoàn thiện hồ sơ xử lý tàu cá vi phạm thiết bị giám sát hành trình và hồ sơ xử phạt vi phạm khai thác IUU.

artboard-2.png

Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang phối hợp các sở, ngành, địa phương tiến hành điều tra, xác minh và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử lý dứt điểm không để phát sinh trường hợp nào đánh bắt hải sản bất hợp pháp;

Hoàn thiện hồ sơ xử phạt tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và các hồ sơ xử phạt liên quan đến vi phạm khai thác IUU trước tháng 10 năm 2024; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá xuất, nhập bến tại các đồn, trạm biên phòng trên địa bàn quản lý, xử lý nghiêm, không cho xuất bến đối với các tàu cá không đủ điều kiện.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cũng yêu cầu Công an tỉnh Kiên Giang chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, chuyên môn, Công an các địa phương tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ đề nghị đưa ra truy tố, xét xử các vụ liên quan đến khai thác IUU.

b2-lanh-dao-2.png

Về góc độ quản lý chung, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hùng cho biết, thực hiện những khuyến nghị từ phía EC về chống khai thác IUU, cả hệ thống chính trị của Việt Nam đã vào cuộc, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Từ năm 2017, Việt Nam đã ban hành Luật Thủy sản cùng với đó là hàng loạt nỗ lực khác nhau để phát triển bền vững ngành xuất khẩu mũi nhọn này.

Đáng chú ý, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu tàu cá (đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản), kết nối từ Trung ương đến địa phương.

b2-lanh-dao-4.png

Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò hàng đầu trong cuộc chiến toàn cầu chống lại nạn khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Để chống lại hoạt động khai thác này, Ủy ban Châu Âu (EC) đã ban hành quy định quy định số 1005/20081 có hiêu lực từ ngày 01/10/2010, qua đó thiết lập một hệ thống trên toàn EU nhằm ngăn chặn và loại bỏ việc nhập khẩu các sản phẩm thủy, hải sản không rõ nguồn gốc.

Quy định IUU của EU áp dụng với tất cả các tàu khai thác cập cảng và chuyển tải của EU hay nước thứ 3 tại các cảng của EU và tất cả các sản phẩm hải sản được xuất nhập khẩu vào hay từ các nước EU. Quy định này nhằm đảm bảo không có sản phẩm khai thác nào bị đánh bắt bất hợp pháp xâm nhập được vào thị trường EU.

Từ 23/10/2017, EC đã cảnh báo "Thẻ vàng" đối với hải sản Việt Nam. Dự kiến, vào tháng 9/2024, đoàn kiểm tra của EC sẽ tiến hành đợt kiểm tra lần thứ 5 (lần cuối cùng) để xem xét gỡ “Thẻ vàng” cho mặt hàng thủy, hải sản đến từ Việt Nam.

Bài 3: Nỗ lực gỡ “thẻ vàng”của các địa phương khu vực Tây Nam Bộ

Tác giả: Tâm Phúc - Phú Khởi

Thiết kế: Minh Sáng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp: Nhìn từ các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ - Bài 2: Chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp không chỉ để gỡ “thẻ vàng”