Iva Ikuko Toguri và phiên tòa thế kỷ - Kỳ 2: “Bông hồng Tokyo”

Hoàng Hà| 22/05/2015 13:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khi người Nhật yêu cầu Iva Ikuko Toguri tham gia chương trình phát thanh, không còn cách nào khác, cô đành miễn cưỡng đồng ý.

Kể từ khi phải hợp tác với Đài phát thanh Tokyo, cô thường ẩn danh khi đọc chương trình, nhưng khi phía Nhật yêu cầu tất cả các phát thanh viên phải giới thiệu tên, cô liền chọn cái tên “Ann” là chữ viết tắt của phát thanh viên.

Cousens người dẫn chương trình cùng Iva đã nhận thấy những lợi thế trong cái tên này, anh tiếp tục đổi thành “Ann mồ côi” và bắt đầu xây dựng một nhân vật quanh cái tên mới này. “Ann mồ côi” là sự kết hợp giữa tính cách cởi mở tự nhiên của Iva với tính cách của nhân vật Annie bé nhỏ mồ côi. Và đặc biệt hơn là nó phù hợp với câu nói: “Những đứa trẻ mồ côi của khu vực Thái Bình Dương” được dùng để nhắc đến thính giả là những người lính Mỹ.

Iva Ikuko Toguri và phiên tòa thế kỷ - Kỳ 2: “Bông hồng Tokyo”

Cousens người dẫn chương trình cùng Iva

Kế hoạch của Cousens là biến chương trình của anh thành một chương trình tuyên truyền có tính chất hài hước, tạo sự gắn kết giữa những phát thanh viên và những người lính Mỹ. Điều đó đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của người Nhật, là làm giảm nhuệ khí chiến đấu của những người lính quân đồng minh tại Thái Bình Dương.

Vào ngày 20/9/1945, trên chương trình Không Giờ - Iva Toguri trong nhân vật “Ann mồ côi” đã đọc như sau:“Xin chào các bạn! Đây là kẻ thù số một của các bạn, người bạn đồng hành của các bạn, Ann mồ côi trên Đài phát thanh Tôkyô - tia nắng bé nhỏ mà bạn muốn cắt cổ! Hãy sẵn sàng nhận sự tra tấn về tinh thần, 75 phút âm nhạc và bản tin thời sự dành cho các bạn - kẻ thù của chúng tôi!”

Tuy nhiên, trong sâu thẳm trong tâm hồn, cô không muốn gọi những người lính quân đồng minh là kẻ thù bởi cô là người của phía họ. Trong đầu cô luôn nung nấu ý nghĩ làm thế nào để chương trình Không Giờ không làm nhụt chí chiến đấu mà ngược lại, phải trở thành người bạn thân thiết của những người lính quân đồng minh.

Mỗi ngày, Iva phát thanh 20 phút trên đài Tokyo. Thời gian còn lại, cô làm công việc đánh máy và tìm mua thực phẩm, thuốc men và vật dụng trên thị trường chợ đen cho những tù nhân chiến tranh của Nhật Bản. Khi chiến sự ngày một xấu đi, thái độ ủng hộ Mỹ của cô đã trở thành nguyên nhân gây ra những xô xát giữa những đồng nghiệp, bởi có người ủng hộ cô và có những người không cùng quan điểm với cô.

Iva Ikuko Toguri và phiên tòa thế kỷ - Kỳ 2: “Bông hồng Tokyo”

Mỗi ngày, Iva phát thanh 20 phút trên đài Tôkyô

Sau khi Felipe, người có cùng quan điểm ủng hộ Mỹ với cô và động viên cô rất nhiều về mặt tinh thần khi cô một mình phải bươn trải nơi đất khách đã dính vào một vụ ẩu đả xuất phát từ một lời bình luận của Iva. Từ đó, cô quyết định bỏ việc ở đài phát thanh và tìm được một việc làm khác ở tòa công sứ Đan Mạch.

Vừa nghỉ việc, cô lại nghe được tin Cousens bị đột quỵ và không được lên sóng, trái tim Iva cũng cảm thấy bị tổn thương. Nhưng cô vẫn tiếp tục cố gắng hết sức mình, dựng lại các kịch bản cũ của Cousens, viết theo phong cách hài hước và gửi cho những người bạn ở Đài phát thanh Tokyo.

Nhưng sau đó, ở đài Tokyo có một vài sự thay đổi. Cousens phải nhập viện, Ince không được tham gia chương trình bởi không chịu phục tùng sự chỉ đạo của người Nhật.

Sự xáo trộn về nhân lực thực hiện chương trình Không Giờ khiến cho giới chức Nhật lo lắng. Họ muốn chương trình lên sóng bình thường. Lý do là chương trình Không Giờ được giới quân sự Nhật đánh giá rất thành công, thông qua các báo cáo từ các nước trung lập như Bồ Đào Nha và Thụy Điển cho thấy: “quân đội Mỹ rất quan tâm đến các buổi phát thanh của Ann mồ côi và những người lính Mỹ ở mặt trận Thái Bình Dương, đã đặt biệt danh cho nữ phát thanh viên có giọng đọc vô cùng quyến rũ ấy là “Bông hồng Tokyo”.

Sau khi bỏ việc ở Đài phát thanh Tokyo, Iva chuyển đến ở cùng gia đình Felipe d’Aquino ở thành phố Atsugi. Sau đó, nhiều phát thanh viên nữ được đưa vào thử thay thế vị trí của cô. Nhưng thính giả - những người lĩnh Mỹ cảm thấy chương trình không còn sức hấp dẫn như trước bởi thiếu vắng giọng đọc của “Bông hồng Tokyo”.

Về phía Iva, sau khi chuyển sang đạo Thiên Chúa, cô đã làm đám cưới cùng với Felipe trong một buổi lễ nhỏ bị ngắt quãng bởi một trận không kích. Một tháng sau, Kempeitai buộc Iva quay trở lại làm việc cho Đài phát thanh Tokyo.

Trong nhiều ngày liền, các máy bay ném bom B-29 xuất kích từ Trung Quốc và đảo Okinawa bắt đầu tiến hành các đợt không kích Tokyo. Ba tháng sau, chiến tranh kết thúc. Iva Toguri d’Aquino reo hò khi Nhật hoàng lên Đài phát thanh Tokyo đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Cô lên kế hoạch cùng người chồng mới cưới quay trở lại nước Mỹ.

Ngày 30/8/1945, máy bay chở Đại tướng Douglas MacArthur hạ cánh xuống Atsugi, mang theo hàng chục phóng viên chiến trường và dân sự đến để đưa tin về sự kiện mang tầm vóc lịch sử này. Trong số đó có phóng viên Clark Lee của hãng tin INS và Harry Brundidge của tạp chí Cosmopolitan.

Hai nhà báo này kết hợp với nhau săn hai nhân vật ở Nhật Bản, được mong chờ nhất thời hậu chiến để thực hiện phỏng vấn đó là: Hideki Tojo là thủ tướng thứ 40 của Nhật Bản trong suốt phần lớn thời gian của Chiến tranh thế giới thứ hai từ 18/ 10/1941- 22/ 7/1944, và “Bông hồng Tokyo”. Nhân vật thứ nhất thì dễ tìm, Hideki Tojo bị bắt giữ tại nhà ở thủ đô Tokyo. Nhưng “Bông hồng Tokyo” thì vẫn là một bí ẩn không chỉ với phóng viên Harry Brundidge mà với cả người dân Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Iva Ikuko Toguri và phiên tòa thế kỷ - Kỳ 2: “Bông hồng Tokyo”