Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm

Hoàng Hà| 10/01/2015 11:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Raymond Clark III là anh chàng nhân viên kỹ thuật, người làm việc trong phòng thí nghiệm cùng với Annie. Vào thời gian mà cô mất tích cũng là lúc hai người đang có những trục trặc.

Raymond Clark (26 tuổi) lớn lên ở Brandford trong một gia đình thuộc tầng lớp công nhân. Bố của anh ta nghỉ hưu còn mẹ vẫn đang làm việc ở siêu thị Wal Mart.

Về con đường học hành thì Clark không thành công như Annie Le. Tuy nhiên, anh ta lại được học trong chương trình danh dự của trường THPT Branford từ năm nhất tới năm cuối.

Trong quá trình học ở đây, Clark tỏ ra là người rất hòa đồng và tích cực tham gia các phong trào của trường. Anh ta cũng là một tay chơi bóng chày và cầu thủ bóng đá cừ khôi.

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm

Raymond Clark từng là người  rất hòa đồng và tích cực tham gia các phong trào của trường

Jessica Del Rocco, bạn gái hồi cấp 3 của Clark, cho biết người yêu mình là một người độc đoán và thậm chí còn bạo lực. Anh ta luôn ép Rocco phải tránh xa bạn bè, rồi ra lệnh cho cô mặc loại quần áo gì, cách cư xử ra làm sao.

Rocco còn tiết lộ cô từng buộc tội Clark vì tội cưỡng hiếp cô nhưng lời buộc tội này chưa bao giờ được cảnh sát ngó ngàng tới vì bản thân cô đang là người yêu của Clark. Từ khi Rocco tố cáo Clark thì anh ta càng trở nên đáng sợ hơn. Rocco phải có người hộ tống từ trường về nhà vì lo sợ Clark sẽ giở trò xấu.

Sau khi tốt nghiệp, Clark may mắn được nhận vào làm việc trong trường Đại học Yale, nơi Annie làm việc. Đầu tiên, Clark được giao làm công việc chùi rửa những đồ thí nghiệm. Sau đó, nhờ có kinh nghiệm và kiến thức về động vật mà anh ta được nhận vào làm nhân viên kĩ thuật trong phòng thí nghiệm của Annie.

Công việc thường ngày của Clark là chăm sóc cho những chú chuột thí nghiệm, khi mà các nhà nghiên cứu cũng như thực tập sinh không có mặt tại phòng thí nghiệm. Clark phải đảm bảo rằng những chú chuột này luôn sạch sẽ, khỏe mạnh và không có bệnh tật lây lan.

Clark cũng là người giám sát những người tới đây làm việc sao cho đúng quy trình và không được làm những con vật thí nghiệm này bị thương. Nếu có vấn đề gì xảy ra với những chú chuột này, thì Clark hoàn toàn có thể khiển trách những người làm nghiên cứu hay thực tập sinh.

Những công việc thường ngày, khiến cho Clark trở thành nghi can đầu tiên khi vụ án mạng xảy ra. Mọi người cho biết ở trong phòng thí nghiệm, Clark luôn tỏ ra là người độc đoán và thích đặt ra những điều luật và quy định buộc người khác phải làm theo.

Trong thời gian làm việc ở phòng thí nghiệm, Clark đã làm quen được với Annie Le sau khi bỏ cô bạn gái thứ 2 Jennifer Hromadka. Theo một số nguồn tin cho biết, Clark và Le từng có một mối quan hệ rất gần gũi và thậm chí hai người này còn có quan hệ tình dục với nhau.

Nhưng những người đồng nghiệp của Annie thì khẳng định chắc chắn không có chuyện đó, vì vào thời điểm mà Annie mất tích thì cô và Clark đang có một số cãi vã trong việc chăm sóc những chú chuột.

Cơ quan điều tra cũng cho rằng, Clark chính là người gây ra vụ mất tích và y cũng là người giết hại Annie rồi giấu xác ở dưới tầng hầm.

Thiết bị camera điện tử chỉ ra Clark chính là người cuối cùng có quyền được vào trong phòng thí nghiệm để gặp Annie. Thời gian mà anh ta vào phòng thí nghiệm của Annie Le kéo dài gần 1 giờ đồng hồ. Đây cũng là thời gian mà Le bị sát hại.

Trong khi đó, Clark khăng khăng nói rằng anh ta không thể vào trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, những gì cơ quan điều tra có trong tay lại hoàn toàn trái ngược với lời Clark nói.

Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm

Cảnh sát nghi ngờ, Clark có liên quan tới cái chết của Annie Le

Thực tế, những chiếc thẻ mà Le và Clark dùng để di chuyển qua nhiều khu vực trong trường cho thấy cả hai ở cùng phòng ngay trước lúc 10h sáng hôm 8/9. Kể từ khi đó, không ai nhìn thấy Annie Le và thẻ của cô cũng không được sử dụng lại.

Cảnh sát và bạn của Annie để ý thấy, trong những ngày mà Annie Le mất tích, Clark có những vết thâm tím và vết xước trên cánh tay, ngực, tai và cả phía dưới mắt. Đây có thể là hậu quả của một cuộc vật lộn, điều này đặt ra một câu hỏi, liệu Raymond Clark có phải là hung thủ?

Các nhà chức trách vẫn chưa công bố chi tiết về cái chết của nữ nghiên cứu sinh gốc Việt Annie Le. Có thể, cô chết do bị bóp cổ hoặc do một dạng ngạt nào khác do tay hay một vật gây ra.

Đây là vụ án mạng đầu tiên xảy ra ở Đại học Yale kể từ cái chết chưa tìm ra nguyên nhân của sinh viên trong trường, Suzanne Jovin vào tháng 12/ 1998. Jovin, 21 tuổi bị đâm 17 nhát tại East Rock của New Haven, cách khu trường học hơn 3km.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cái chết tức tưởi của nữ nghiên cứu sinh người Mỹ gốc Việt Annie Le (Kỳ 3): Chân dung nghi phạm