Ngày Tết, ăn quá nhiều thực phẩm nhiều gia vị, các chất kích thích, dầu... Để phòng ngừa và điều trị loét miệng việc nên điều chỉnh chế độ ăn uống.
Nhiệt miệng (còn gọi là lở loét miệng) là chứng bệnh không gây ra nguy hiểm nhưng rất hay gặp ở nhiều người và ở tất cả các lứa tuổi, kể cả nam giới hoặc nữ giới. Nhiều người cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả mít, xoài…
Rất nhiều người thường xuyên bị mắc chứng nhiệt miệng
Nhưng theo y học hiện đại thì chứng lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên, bao gồm: do răng sâu, viêm quanh răng, viêm quanh chóp răng, viêm tủy răng... hoặc do những sang chấn từ bên ngoài; do nhiễm vi khuẩn, virus, do sự phản ứng của khoang miệng với thành phần hóa học nào đó, chế độ ăn thiếu axit folic ở phụ nữ mang thai..
Khi bị nhiệt miệng, người bệnh thường gặp khó khăn trong ăn uống vì đau, xót và rát. Người bịnhiệt miệng có khi còn phải chịu những ảnh hưởng kèm theo như mất ngủ, rối loạn tiêu hóa. Những nốt nhiệt miệng rất dễ vỡ, để lại những vết loét nông ở niêm mạc miệng. Những vết loét này có đặc điểm có bờ rõ rệt, dưới đáy vết loét có màu vàng nhạt.
Hầu hết các vết loét sẽ tự khỏi mà không cần điều trị, tuy nhiên, khi bị nhiệt,m người bệnh cần chăm sóc, vệ sinh vết thương đúng cách, nếu không, vết loét có thể dẫn tới bị viêm cấp, phải đến viện để các bác sĩ xử lý.
Kinh nghiệm trị bệnh
Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng 2-3 lần hàng ngày. Đánh răng lâu sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát thế nên chỉ cần quẹt kem lên từng chiếc răng cho "có lệ", sau đó súc bằng nước súc miệng là được. Lúc này nước súc miệng đóng vai trò như thuốc giảm đau sẽ làm dịu một phần cảm giác rát, tính sát khuẩn của nó còn giúp đánh bay cái lớp vàng nhầy nhầy quanh vết loét. Như vậy, vết thương trong miệng vừa được giảm đau, vừa được sát khuẩn thì sẽ mau lành hơn.
Nhiệt miệng gây cảm giác khó chịu, ăn uống không ngon
Thay đổi thực đơn đặc biệt cho những ngày bị nhiệt miệng: Loại bỏ những món ăn có tính háo nước ra khỏi thực đơn. Tăng cường những loại rau có vị đắng nhưng tính mát như rau đắng, khổ qua, rau má, các loại rau củ giúp thanh nhiệt như bầu, bí, rau dền, giá đậu. Uống các loại nước mát như nước chanh, nước mía, nước đậu xanh, dừa, nha đam. Nếu huyết áp tốt, bạn có thể uống rau má đậu xanh.
Uống viên sủi vitamin: Thuốc sủi là trợ thủ đắc lực trong việc chữa nhiệt miệng. Sau khi ngâm trong nước cho thuốc sủi hết bọt, nên uống trước 16h vì vitamin C có tính kích thích thần kinh, uống trễ sẽ gây khó ngủ. Liều lượng khuyên dùng: 60 mg mỗi ngày.
Lưu ý, nhiệt miệng diễn tiến từ vài ngày đến vài tuần nên bạn cần đầu tư thời gian, kiên trì trị bệnh ít nhất 3 - 4 ngày trở lên mới hiệu quả.
Phòng bệnh nhiệt miệng
Uống ít nhất 2 lít nước lọc hàng ngày để cơ thể đủ nước và tươi mát. Đây là biện pháp phòng bệnh về nhiệt đơn giản và ít tốn kém nhất. Không cần phải uống nước mía, nước dừa mà chỉ cần nước lọc là đủ.
Bột sắn dây được sử dụng nhiều để chữa nhiệt miệng.
Hạn chế ăn những thực phẩm liên quan đến 3 chữ “khô, chiên, xào” vì nhóm này có tính háo nước. Nghĩa là khi ăn vào, tự nhiên chúng sẽ hút nước của cơ thể, từ đó gây ra tình trạng thiếu hụt nước, làm cơ nhiệt tăng lên. Để giải quyết bài toán hám ăn đồ khô, chiên thì bạn cần uống nước khoáng hay nước biển khô để bù nước vì nước lọc không thể bù nước kịp trong trường hợp này.
Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây… Các loại trái cây này vừa làm đẹp da, có lợi cho sức khoẻ lại tăng tính mát cho cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, ngọt lịm như mít, sầu riêng, nhãn vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.