Bên cạnh việc thiếu can-xi dẫn tới loãng xương thì các yếu tố như lười vận động, suy giảm estrogen sinh học... cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương không phải ai cũng biết.
Theo thống kê, tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú, các biến chứng khiến 20% người bệnh tử vong và 50% thương tật vĩnh viễn.
Trong đó, gãy xương đùi gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất với tỷ lệ nhập viện do gãy xương sau loãng xương cao hơn đột quỵ, đau tim và ung thư vú. Các biến chứng của loãng xương thường khiến 20% người bệnh tử vong và 50% bị thương tật vĩnh viễn, tàn phế. Thực trạng này không những làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Thiếu Canxi, thiếu vitamin D, MK7
Theo các chuyên gia, đây chính là nguyên nhân gây loãng xương số 1, trực tiếp rất hay gặp hiện nay. Canxi là thành phần chủ đạo trong cấu tạo của xương, việc để thiếu dưỡng chất này kéo dài làm cho kết cấu xương bị thưa loãng và dẫn tới bệnh loãng xương.
Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng thiếu đi các dẫn chất vitamin D và MK7 cũng khiến cho việc hấp thụ canxi bị hạn chế rất nhiều, đây là lý do tại sao nhiều người mặc dù tích cực bổ sung Canxi nhưng vẫn bị bệnh loãng xương tìm đến. Một chế độ ăn nghèo dinh dưỡng thiếu đi các yếu tố vi lượng hoặc quá thừa protein, natri và caffeine cũng thúc đẩy quá trình gây loãng xương đến sớm.
Thiếu canxi là nguyên nhân gây loãng xương số 1
Tuy nhiên, bạn có thể bổ sung canxi có thể được nạp vào cơ thể bằng bữa ăn hàng ngày thông qua một số loại thực phẩm như: hải sản gồm tôm, cua, sò, cá…; các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… giúp tăng cường sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. Ngoài ra, nên bổ sung canxi từ sữa, sữa chua, các chế phẩm của sữa giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
Chúng ta đang hấp thu lượng vitamin D thấp hơn 10 lần nhu cầu của cơ thể, nên các bệnh về xương như loãng xương, mất xương đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người già, và trẻ nhỏ những người cần bổ sung vitamin D nhiều nhất.
Các loại cá nhiều chất béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá chình mới là những thực phẩm lý tưởng để cung cấp vitamin D cho cơ thể. Trong cá, ngoài hàm lượng protein từ phần thịt cá, lượng omega-3, cá còn cung cấp các vitamin D cho cơ thể. Cá là loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin D cao so với các loại thực phẩm khác.
Lười vận động thân thể
Hoạt động thể dục thể thao chính là thúc đẩy việc trao đổi các dưỡng chất được đưa vào cơ thể, trong đó có các chất thiết yếu đối với sức khỏe xương là Canxi, vitamin D và MK7. Nhưng nếu lười vận động, thì chắc chắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình loãng xương đến sớm hơn và nghiêm trọng hơn.
Lười vận động khiến các cơ bắp và xương của bạn sẽ ngày càng yếu đi theo thời gian. Điều này lại gây ra các bệnh như: đau nhức xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, loãng xương...
Theo các chuyên gia, khi không hoạt động, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ bị trì hoãn, tốc độ cũng giảm đi. Quá trình trao đổi chất bị "trục trặc" lại gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Hoạt động thể dục thể thao thúc đẩy việc trao đổi các dưỡng chất được đưa vào cơ thể
Mặt khác, khi ban ngày bạn vận động nhiều, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormone giúp có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ngược lại, khi không hoạt động, ngồi quá lâu một chỗ, phần năng lượng dư thừa sẽ khiến bạn tỉnh táo suốt cả đêm và gây mất ngủ.
Đặc biệt, phụ nữ dễ bị chứng loãng xương hơn đàn ông là do quá trình sinh đẻ, ít vận động, yếu tố dinh dưỡng, bệnh tật. Vì vậy, phụ nữ nên phòng ngừa chứng loãng xương càng sớm càng tốt, không nên đợi đến lúc tiền mãn kinh mới làm việc này, mà nên phòng ngừa từ khi tuổi còn trẻ. Những phụ nữ chăm tập luyện thể dục thì mức độ loãng xương ít trầm trọng hơn so với người không tập luyện.
Suy giảm estrogen sinh học
Ở phụ nữ trước và sau thời kỳ tiền mãn kinh thì việc thiếu hụt Estrogen là yếu tố chính dẫn đến giai đoạn hủy xương. Ở nam giới, nồng độ testosterone thấp có thể gây ra mất khối lượng xương. Sự suy giảm estrogen sinh học cũng đóng một vai trò trong việc mất xương ở nam giới.
Với phụ nữ tiền mãn kinh buồng trứng vẫn hoạt động vì không có hocmon estrogen nên các tế bào hủy xương hoạt động ngày càng mạnh. Khối lượng xương bị mất đi từ 2 đến 4% mỗi năm trong suốt 10-15 năm đầu sau khi mãn kinh.
Nguyên nhân gây nên loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh là sự thiếu hụt estrogen
Khi phụ nữ bắt đầu vào tuổi tiền mãn kinh thì 5 năm đầu tiên đã mất đi 25% lượng estrogen. Vì vậy nguyên nhân đầu tiên để gây nên loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh chính là sự thiếu hụt estrogen. Ngoài ra còn có các yêu tố khác như: chế độ ăn thiếu canxi, lạm dụng các thuốc chứa corticoid, mắc các bệnh mãn tính và ít vận động. Thậm chí có những phụ nữ nghiện rượu hoặc thuốc lá. Hoặc do di truyền, có bố mẹ bị yếu xương, mắc các bệnh về xương.
Tuy nhiên, loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh là một quá trình sinh lý bình thường của cơ thể. Không có biện pháp điều trị nào chữa khỏi dứt điểm loãng xương. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện thường xuyên có vai trò quan trọng đặc biệt trong phòng ngừa loãng xương. Nên chú ý chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đủ protein và đặc biệt là đủ canxi và tập thể dục, thể thao, khí công, dưỡng sinh…
Do mắc các bệnh mãn tính
Khi chẳng may bạn bị mắc phải những bệnh mãn tính như tiểu đường type1, cường cận giáp, suy thượng thận, chán ăn tâm thần, hội chứng kém hấp thu và một số bệnh ác tính khác, thì đây chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị loãng xương hơn những người khác. Ngoài ra, nhiều loại thuốc cũng có tác dụng bất lợi trên xương như sử dụng kéo dài của glucocorticoid là nguyên nhân phổ biến nhất của loãng xương do thuốc.
Bên cạnh đó, nam giới thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu, bia… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới loãng xương. Những người bất động quá lâu ngày do bệnh tật, nghề nghiệp... sẽ khiến các tế bào hủy xương tăng cường hoạt động. Và khi bạn mắc các bệnh nội tiết như cường tuyến giáp và tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ thượng thận, đái tháo đường... cùng là một trong những nguyên nhân.
Thậm chí, với những người bị suy thận mãn tính, phải chạy thận nhân tạo lâu ngày gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu.
Nam giới thường xuyên sử dụng chất kích thích, rượu, bia có thể bị loãng xương
Việc điều trị bệnh loãng xương rất khó khăn và vô cùng tốn kém nên chúng ta cần biện pháp phòng ngừa. Việc phòng ngừa chủ động bằng cách ngay từ lúc trẻ, cần duy trì một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt mức độ đỉnh tối đa của mật độ xương.
Bởi nếu khối lượng xương đỉnh lúc trưởng thành tăng khoảng 10% sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Bên cạnh đó, khi về già cũng cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thể lực vừa phải để tránh bị mất xương.
Trong chế độ dinh dưỡng, nên chú trọng đến các thành tố có ích cho sức khoẻ xương. Cần chú ý đến thức ăn có nhiều calci như tôm, cá, trứng… và cần tận dụng tối đa nguồn ánh nắng mặt trời như phơi nắng khoảng 10-15 phút mỗi ngày để có đầy đủ vitamin D cho cơ thể. Có thể bổ sung canxi và vitamin D để bảo đảm lượng thu nhập tối thiểu cần thiết trong ngày.