Thí sinh lấy tình cảm bố dành cho mẹ để làm bài nghị luận xã hội

Ngô Chuyên| 07/06/2018 13:31
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đề thi sát với kiến thức học, không mang tính đánh đố học sinh, không quá khó khăn để lấy điểm, đó là chia sẻ của nhiều thí sinh tại điểm thi Trường THPT Việt Đức Hà Nội.

Khá thỏa mãn với bài làm của mình, khuôn mặt bớt căng thẳng, nữ sinh Thẩm Mỹ Anh, học sinh trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm – Hà Nội) chia sẻ: “Thực sự em rất bất ngờ với đề thi này, đề thi vừa sức với em. Các câu hỏi trong đề thi không đánh đố, hợp với kiến thức, chương trình bọn em học”.

Thí sinh lấy tình cảm bố dành cho mẹ để làm bài nghị luận xã hội

Thí sinh vui vẻ sau khi kết thúc môn thi đầu tiên. Ảnh Ngô Chuyên.

Chia sẻ về bài làm nghị luận xã hội của mình, Mỹ Anh nói: “Trong câu nghị luận xã hội, em lấy tình cảm của bố dành cho mẹ để em làm bài. Trong đó, bố mẹ cho em những điều gì, tạo điều kiện cho em như thế nào. Nếu mà không có những điều đó thì em sẽ không phát triển được toàn diện, khó định hình nhân cách người tốt”.

Mỹ Anh cũng cho biết thêm, đề này em thấy khá là vừa tầm, em làm trong 90 phút đã xong rồi, thời gian còn lại, em đọc lại bài, kiểm tra.
Còn riêng với câu hỏi liên quan đến bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá”, có rất nhiều khổ thơ hay nhưng mà vào phân tích hình ảnh người lao động, trong khi chỉ có đúng 1 câu là hình ảnh người lao động thôi, nếu thí sinh không bình tĩnh sẽ lúng túng”.

Một thí sinh khác tại điểm thi Trường THPT Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai – Hà Nội), cho hay: “Trong quá trình ôn tập, em chủ yều ôn về  đề tài người lính như bài: Tiểu đội xe không kính, Đồng chí… Thế nhưng đề chính thức lại ra bài Đoàn thuyền đánh cá, cũng may bài bày khá dễ học nên em không quá bỡ ngỡ. Còn đối với đề thi nghị luận xã hội khá là dễ. Bởi đề thi thực sự sát với cuộc sống hằng ngày, chỉ cần các bạn liên hệ thức tế một chút là cơ hội lấy điểm không khó”.

Về đề thi, một cô giáo nhận xét: “Đề thi năm nay kiến thức khá cơ bản, nhưng phạm vi của đề khá rộng, xuyên suốt dọc chương trình THCS”. 

“Riêng đối với câu 3, khá “đánh đố” học sinh vì câu này thuộc nội dung trong chương trình lớp 7, yêu cầu thí sinh phải thuộc thơ. Nhìn nhận chung, đề thi không thể hiện nhiều tính sáng tạo. Phần văn nghị luận xã hội bám sát chương trình, nhưng đòi hỏi thí sinh nắm hết chương trình cơ sở mới hoàn thành hết được để thi. Học sinh không thuộc thơ của những năm học trước sẽ bó tay trước nội dung này”, cô H. nói.

Thí sinh lấy tình cảm bố dành cho mẹ để làm bài nghị luận xã hội

Đề thi chính thức. Ảnh HP.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thí sinh lấy tình cảm bố dành cho mẹ để làm bài nghị luận xã hội