Franz Funke - tên tội phạm tống tiền bậc nhất nước Đức – Kỳ 2: Thách thức cảnh sát

Hoàng Hà| 22/07/2015 09:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong một số cuộc điều tra đã cho thấy rằng, IQ của Funken ở mức 120 và có một nghiên cứu đã lên tới 145.

Để chứng minh cho lời nói của mình, Funken đã tiến hành rất nhiều vụ đánh bom gây thiệt hại lớn về vật chất. Ngày 9/9/1992, hắn cho nổ một quả bom cháy trong một cửa hàng ở thành phố Bremen. Thiệt hại gây ra lên tới 6 triệu D-mark. Một tuần sau, một quả bom đã phát nổ trong thang máy của một cửa hàng ở thành phố Hannover trong giờ bán hàng, nhưng may mắn không có ai bị thương.

Ngày 3/11/1992, một đám cháy đã xảy ra ở phòng đựng đồ của một cửa hàng ở thành phố Magdeburg, gây thiệt hại không đáng kể. Đêm 18 rạng sáng 19/5/1993, một quả bom đã phát nổ trong một cửa hàng ở thành phố Bielefeld…

Franz Funke - tên tội phạm tống tiền bậc nhất nước Đức – Kỳ 2: Thách thức cảnh sát

Mặc dù, biết rõ ràng là hành động tội phạm, nhưng đôi khi người ta còn có thiện cảm, nể phục và ngưỡng mộ tài năng của Funken.

Từ đây, hắn trở nên nổi tiếng. Đặc biệt với sự khéo léo, tinh xảo khi tự chế tạo các thiết bị kỹ thuật để đánh lạc hướng cảnh sát và trốn thoát trong hơn 30 lần tìm cách trao tiền theo đòi hỏi của hắn.

Mặc dù, biết những hành động của Funken rõ ràng là hành động tội phạm, nhưng đôi khi người ta còn có thiện cảm, nể phục và ngưỡng mộ tài năng của Funken. Vì Funke quá tinh ranh trong mỗi lần tống tiền, hắn thường chỉ dẫn địa điểm, lối đi bằng các cú điện thoại không hẹn trước, Funken thu âm nội dung và phát lại qua điện thoại công cộng.

Cảnh sát Berlin cũng thường biết trước được thời gian Funken sẽ gọi điện lại, nên đã cho giám sát gần như toàn bộ hệ thống điện thoại công cộng. Có lần 1.100 chiếc điện thoại công cộng, có lần tới 3.900 chiếc được giám sát, nhưng đều uổng công. Vì Funke quá may mắn và tinh ranh khi đã sử dụng một chiếc điện thoại không bị giám sát.

Một lần nọ, khi thực hiện cuộc giao dịch nhận tiền, hắn đã yêu cầu nạn nhân đặt tiền vào một chiếc hộp gắn trên thành tàu hỏa. Nhưng mấy ai đã biết được rằng, Funken đã thông minh đến nỗi chế ra một bộ điều khiển bằng vô tuyến để chiếc hộp có thể tự rơi khi cần.

Nhưng ngày hôm đó, thật không may cho Funken, khi chiếc hộp rơi, đã có một số người trên tàu nhìn thấy và la lên. Thấy động, hắn đã phải bỏ chạy thoát thân. Có hai viên cảnh sát mật theo dõi Funken đã dượt đuổi theo, nhưng đã để Funken trốn thoát.

Từ đầu năm 1993, cảnh sát đã cho theo dõi một cửa hàng của hãng điện tử Conrad trong nhiều tháng trời, vì ở đây bán nhiều loại linh kiện điện tử và cảnh sát tin rằng, Funke sẽ phải mua để lắp ráp các thiết bị phục vụ cho mục đích của hắn.

Và họ đã không nhầm, hôm đó vào ngày 8/5/1993, khi Funken đến Conrad để mua một chiếc đồng hồ hẹn giờ điện tử thì đã bị phát hiện. Mặc dù bị theo dõi, nhưng Funken vẫn trốn thoát một cách ngoạn mục.

Franz Funke - tên tội phạm tống tiền bậc nhất nước Đức – Kỳ 2: Thách thức cảnh sát

Cửa hàng của hãng điện tử Conrad

Lần trao tiền tiếp theo được thực hiện vào ngày 22/1/1994, với số tiền lên tới 1,4 triệu D-mark. Lần này, Funken đã chế tạo ra một chiếc tàu hỏa mini, có thể chạy trên đường ray. Hắn yêu cầu nạn nhân đặt bọc tiền vào chiếc tàu hỏa mini kia. Khi bọc tiền vừa đặt xuống chiếc tàu ngay lập tức chuyển bánh.

Funken đã ở cách đó không đầy 1km để điều khiển chiếc tàu bằng vô tuyến. Việc đuổi theo của cảnh sát đã gặp phải vô số khó khăn khi trời quá tối và không thể nhìn thấy đường ray, cùng với những bẫy ngang dọc do Funken cài dọc đường. Tuy nhiên, thật không may cho hắn khi chiếc tàu thông thái kia chỉ còn cách đích có chưa đầy 30m thì trật bánh. Funke không dám chạy lại để nhặt tiền và chỉ kịp chạy thoát thân, bỏ mất tong số tiền 1,4 triệu D-mark.

Với một chút may mắn và sự thông minh, xảo quyệt tinh ranh bậc thầy như thế, Funken đã chơi trò mèo vờn chuột với cảnh sát suốt 2 năm trời, hơn 30 lần hẹn trao tiền nhưng rồi lại bất thành, Funken không thể nhận được tiền, nhưng cảnh sát cũng không thể làm gì Funken.

Funke hay "Dagobert" đã gây ra thiệt hại tới 10 triệu D-mark. Chi phí cho các cuộc điều tra, theo dõi, lùng sục của cảnh sát không được tổng kết và công bố, nhưng theo ước tính có thể vượt xa số tiền do thiệt hại mà Funke gây ra. Riêng chi phí cho điện thoại đã lên tới 150.000 D-mark

Cả nước Đức xôn xao về Funken, những tờ báo không khi nào ngừng nóng trước sự xuất hiện của chú vịt thân thiện Dagobert - tên tội phạm tinh ranh, cảnh sát bất lực và nóng lòng muốn gô cổ Funken vào trại.

Những tên tội phạm trong trại tung hô Funken như một anh hùng tái thế, muôn phần đáng kính nể, các tờ báo lá cải được dịp nhạo báng các sai lầm, thất bại của lực lượng cảnh sát trong suốt hai năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Franz Funke - tên tội phạm tống tiền bậc nhất nước Đức – Kỳ 2: Thách thức cảnh sát