Chữ nghĩa nơi công cộng

Bảo Dân| 09/01/2015 13:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chuyện kể rằng có một du khách nước ngoài đến Việt Nam lần thứ 2 cứ đòi đi ăn phở CAMDAI. Ông ta bảo rằng phở ở đó ngon và rẻ...

Thế nhưng nhân viên tour du lịch không thể thực hiện yêu cầu này. Thì ra lần trước ông ăn phở đường phố nhan nhản dòng chữ Cấm đái nên ông tưởng là tên phố. Báo hại nhân viên du lịch giải thích mãi ông mới hiểu. 

Nhân câu chuyện chữ nghĩa đường phố còn có chuyện ông già về hưu ở gần quán bia hơi đã nghĩ ra kế ghi mấy chữ ở bờ tường nhà mình như sau: “Nơi dành cho chó đái”. Vậy mà thành công bởi các ma men vẫn kịp nhận ra việc mình bị so sánh bậy và cố nhịn để vào toilet.

Dẫu sao chữ nghĩa kiểu này chỉ là cá nhân tự phát chứ không như dòng chữ trên băng rôn khẩu hiệu phản cảm "Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học" căng trên những phố lớn ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Chữ nghĩa nơi công cộng

Giám đốc Sở GTVT, Phó ban ATGT  tỉnh Bình Định cho biết đã yêu cầu tháo gỡ toàn bộ các băng rôn phản cảm trên 

Những tấm băng rôn này gây bức xúc cho nhiều người tham gia giao thông trong thành phố. Không lẽ những người cho kẻ khẩu hiệu này cũng ít học đến nỗi  không phân biệt nổi đâu là kiến thức và thế nào là ý thức. Khẩu hiệu trên với ý nghĩa mập mờ, thực sự xúc phạm người tham gia giao thông.

Bác Tư, một người dân sống ở phố Quang Trung cho rằng, câu khẩu hiệu này quá nặng nề, xúc phạm người tham gia giao thông nên không thể có tác dụng nâng cao ý thức mà thậm chí còn gây tác dụng ngược.

Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Văn Thịnh (Hà Nội) khi được hỏi đã cho rằng người chế ra khẩu hiệu trên có sai lầm khi đánh đồng học thức và ý thức. Theo TS Thịnh ý thức công dân, trách nhiệm xã hội của người Việt Nam không lệ thuộc vào học vấn. Sự nhận thức của người  học tiểu học không chắc đã thua kém người học đại học. Vào tháng 8 năm 1945 trên 90% người Viêt Nam mù chữ vẫn làm cách mạng thành công đấy thôi.

Báo chí đưa tin Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bình Định, Trần Châu cũng thừa nhận rằng câu khẩu hiệu trên quá nặng nề, phản cảm dù ông vẫn vớt vát rằng câu khẩu hiệu trên là một trong những nội dung tuyên truyền an toàn giao thông do “trên” chuyển về cho địa phương. Và địa phương mới treo 5 băng rôn với nội dung trên tuyến nội thị TP Quy Nhơn để tuyên truyền về an toàn giao thông.

Thiết nghĩ tỉnh Bình Định nên nghe lời bà Hồ Xuân Hương nhắc nhở: Muốn sống gỡ ngay khẩu hiệu (nhảm) này!

Đừng cố ý xúc phạm bà con lao động không có điều kiện cắp sách đến trường bởi lẽ họ vẫn chấp hành luật an toàn giao thông như bất cứ công dân gương mẫu và lương thiện nào trên đất võ Tây Sơn. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chữ nghĩa nơi công cộng