Ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và TANDTC về trợ giúp pháp lý

Mai Thoa| 18/05/2022 13:14
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng 18/5 đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và TANDTC về trợ giúp pháp lý tại Tòa án.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC; Bộ Trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng các đồng chí Phó Chánh án TANDTC, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; các Thẩm phán TANDTC.

z3423221677322_7180913cecc0b533744d986d7bb5643f.jpg
Lễ ký kết Chương trình phối hợp giữa TANDTC và Bộ Tư pháp về TGPL trực tại Tòa án.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tiếp tục khẳng định những thành công, kết quả mà hai ngành đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời, đánh dấu bước phát triển mới, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ phối hợp công tác giữa TANDTC và Bộ Tư pháp.

Trong những năm qua, với sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự ủng hộ, phối hợp của các Bộ, ngành liên quan, đặc biệt là sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của TANDTC và TAND các cấp trên nhiều lĩnh vực công tác tư pháp.

Trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý (TGPL), Bộ, ngành Tư pháp ngày càng nhận được quan tâm, phối hợp thực hiện chặt chẽ, đạt những kết quả tích cực, nổi bật như: TAND các cấp đã phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng; số lượng vụ việc TGPL do TAND các cấp chuyển đến TGPL tăng dần qua từng năm. Hầu hết các cơ quan Tòa án đều tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hiện TGPL thực hiện các thủ tục tố tụng như đăng ký bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người được TGPL, nghiên cứu hồ sơ,…;

z3423221678087_fb420367e2481f02f010988834271bcb.jpg
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại buổi lễ.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng cho biết, vừa qua, thực hiện Nghị quyết số 33/2021/QH15, TANDTC đã phối hợp các Bộ, ngành liên quan ban hành Thông tư liên tịch số 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn tổ chức thi hành phiên tòa trực tuyến, trong đó quy định điểm cầu thành phần do Trung tâm TGPL nhà nước phối hợp với TAND bố trí, tạo cơ sở pháp lý cho các Trung tâm TGPL kịp thời tham gia các phiên tòa trực tuyến, đáp ứng xu hướng tất yếu của hoạt động tư pháp và phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Trong hoạt động của mình, Tòa án đã tạo điều kiện cho người dân sử dụng các công cụ, dịch vụ pháp lý, trong đó có dịch vụ TGPL để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, làm cho các vụ án được xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, bảo đảm công bằng trong tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý, tạo niềm tin của người dân vào công lý.

Để phát huy hơn nữa hiệu quả công tác phối hợp trong lĩnh vực TGPL, trên cơ sở đề xuất của cơ quan tham mưu, Lãnh đạo 02 Bộ, ngành đã thống nhất xây dựng Chương trình phối hợp người thực hiện TGPL trực tại Tòa án. Việc ký kết Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan về người thực hiện TGPL trực tại Tòa án có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ tiếp tục củng cố, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa hai ngành trong thực hiện các nhiệm vụ được giao mà còn có ý nghĩa giúp người dân thêm một kênh tiếp cận sớm với TGPL để hiện thực hóa quyền TGPL của mình đã được pháp luật quy định; góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong tiếp cận pháp luật cho người được TGPL.

Bộ trưởng Lê Thành Long cũng cho biết, ngay sau Lễ ký kết, Bộ Tư pháp sẽ chỉ đạo Cục Trợ giúp pháp lý và các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Vụ Pháp chế, các đơn vị có liên quan của TANDTC tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung đã được ký kết.

z3423221672141_bf73ea4dbf4e2f2f4aa555ba24cdd4b5.jpg

Sau phần giới thiệu nội dung Chương trình phối hợp giữa hai cơ quan, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chánh án TANDTC và đồng chí Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp đại diện hai cơ quan ký Chương trình phối hợp.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cho biết: Chương trình phối hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo cho việc tuân thủ pháp luật được đúng đắn. Trong tố tụng và trong những điều luật, TGPL, sự tham gia của các luật sư luôn là điều kiện bắt buộc, đảm bảo quyền TGPL của người dân, nhất là các vụ án hình sự, người chưa thành niên và người khuyết tật.

Theo đồng chí Nguyễn Hòa Bình, chúng ta đang xây dựng một nền tư pháp vì dân phục vụ, cho nên trợ giúp pháp lý được đảm bảo sẽ là hướng để bảo vệ, phục vụ nhân dân.

Thông qua chương trình này và các hoạt động TGPL, góp phần nâng cao dân trí về pháp luật cho nhân dân. So với mặt bằng chung của thế giới, trình độ dân trí về pháp luật của chúng ta còn hạn chế, cho nên mỗi lâng trợ giúp pháp lý được xem như là chương trình giáo dục pháp luật cho mỗi người dân. Hoạt động TGPL được đảm bảo cũng góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án. Người dân hiểu biết pháp luật để đưa ra các quyết định đúng đắn hơn; các Thẩm phán thông qua hoạt động TGPL để lắng nghe các ý kiến phản biện của người dân.

391b3ea7a40e65503c1f.jpg
Đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC phát biểu tại Lễ ký kết.

Đồng chí Chánh án TANDTC cũng cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tư pháp để đưa các nội dung ký kết đi vào cuộc sống. TANDTC sẽ phổ biến những nội dung này đến toàn ngành để triển khai thực hiện tốt nhất chương. Tòa án sẽ tạo điều kiện tối đa, để các Trung tâm TGPL hoạt động, đồng thời các trung tâm cũng cố gắng cố lựa chọn những trợ giúp viên giỏi, để cùng với thời gian người dân cảm nhận được việc trợ giúp này có ý nghĩa, cần thiết và tham gia.

Đồng thời khẳng định, việc ký kết hôm nay là bước đi đầu tiên trong quá trình hợp tác. Hy vọng sau 3 năm thực hiện sẽ có sơ kết, 5 năm thực hiện sẽ có tổng kết để chúng ta lại tiếp tục thực hiện giai đoạn tiếp theo. Cùng với đó, phải tích cực tuyên truyền, giới thiệu về công tác này để người dân hiểu được và sử dụng các dịch vụ TGPL này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ký kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Tư pháp và TANDTC về trợ giúp pháp lý