Dịch cúm diễn biến phức tạp, cần ngăn chặn kịp thời

Huy Hùng| 29/01/2015 06:53
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Dịch cúm A/H7N9 tại Trung Quốc đang có nguy cơ bùng phát thành đợt dịch mới. Với diễn biến tình hình dịch cúm khá phức tạp và khó tiên đoán. Chính vì vậy, khả năng lây nhiễm dịch cúm vào nước ta tăng cao.

Trước tình hình dịch cúm xuất hiện ở một số tỉnh của Trung Quốc gần Việt Nam, cụ thể là tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) với 111 trường hợp bị mắc. Đây là địa bàn có số người Việt Nam đi du lịch, giao lưu thương mại và trao đổi hàng hóa lớn thì nguy cơ dịch cúm A/H7N9 xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.

Được biết vi-rút cúm A(H7N9) lưu hành ở đàn gia cầm, không có biểu hiện triệu chứng, gây khó khăn trong kiểm soát. Ngoài ra, tại một số nước trong khu vực xuất hiện các ổ dịch trên gia cầm do các chủng vi-rút mới A(H5N6), A(H5N8), A(H5N2)...

Trong khi đó, các ổ dịch cúm A(H5N1) vẫn xuất hiện trên gia cầm tại một số địa phương trong nước, làm cho khả năng lây sang người cũng không hề thấp khi có đến hơn 4% mẫu gia cầm được xét nghiệm dương tính với vi-rút cúm A(H5N1).

Dịch cúm diễn biến phức tạp, cần ngăn chặn kịp thời

Các hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm tăng cao dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh

Tai cuộc họp vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đề nghị cần tăng cường giám sát tại cộng đồng, trong bệnh viện. Tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp nặng, đều phải được lấy mẫu giám sát, phát hiện chủng cúm, để kịp thời cách ly và điều trị hiệu quả.

Các cơ sở điều trị chuẩn bị đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị và được cập nhật, tập huấn kỹ việc xử lý ổ dịch, điều trị cho người bệnh. Thời gian tới, nhu cầu thực phẩm từ gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán và các lễ hội đầu xuân sẽ tăng cao, do đó cần tăng cường công tác phối hợp liên ngành để ngăn chặn kịp thời việc nhập lậu, buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015, Việt Nam chưa ghi nhận trường hớp mắc mới bệnh cúm A/H5N1, A/H5N8 và cúm A/H5N2 trên cả gia cầm và người.

Tuy vậy trong năm 2014, đã ghi nhận các ổ dịch cúm A/H5N6 trên gia cầm tại một số tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi. Phú Thọ, Bắc Giang, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam.

Kết quả xét nghiệm bằng giải trình tự gen của các mẫu virus cúm A/H5N6 phát hiện ở Việt Nam cho thấy, có sự tương đồng đến 99% với chủng virus cúm A/H5N6 gây bệnh trên người tại Trung Quốc.

Để tăng cường phòng chống cúm gia cầm, Bộ Y tế khuyến cáo:

Người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng.

Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết, người dân phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dịch cúm diễn biến phức tạp, cần ngăn chặn kịp thời