Viện Kiểm sát: Có “lợi ích nhóm tiêu cực” trong dự án Ethanol Phú Thọ

Mạnh Hùng| 12/03/2021 11:48
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay (12/3), phiên toà xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Dự án xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ bước sang ngày làm việc thứ 5, đại diện VKS đã đối đáp với các ý kiến được tranh luận tại tòa.

Theo đó, trong 4 ngày xét hỏi và tranh luận, bị cáo Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) đã phủ nhận trách nhiệm tại dự án xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ. Bị cáo cho rằng PVB là chủ đầu tư, có thẩm quyền quyết định đầu tư, lựa chọn nhà thầu. Bị cáo chỉ ban hành chủ trương và chỉ đạo chỉ định thầu thông qua người đại diện vốn tại các doanh nghiệp thành viên.

f245c364-dda5-4721-a4b1-8d568554a0a9(1).jpeg
Đại diện VKS tại phiên toà xét xử

Bị cáo cho rằng là người đứng đầu PVN, Trưởng ban quản lý các dự án nhiên liệu sinh học nên không cần biết năng lực nhà thầu. Bị cáo không nhận có nhóm lợi ích.

Một số bị cáo khác như Trần Thị Bình, cựu Phó Tổng giám đốc PVN cũng có ý kiến tương tự.

Luật sư bào chữa cho các bị cáo thuộc PVC cho rằng, hành vi của các bị cáo thuộc nhà thầu PVC không thỏa mãn yếu tố chủ thể của tội Vi phạm quy định đầu tư xây dựng công trình gây hậu quả nghiêm trọng.

Phản bác các ý kiến nêu trên, đại diện VKSND TP Hà Nội đã đưa ra các chứng cứ cụ thể.

Theo vị đại diện VKS, việc triển khai các dự án nhiên liệu sinh học là nhiệm vụ của Chính phủ, Bộ Công thương giao cho Tập đoàn Dầu khí PVN. PVN ban hành nghị quyết chỉ đạo các đơn vị thuộc tập đoàn, giao cho PVOil thành lập công ty cổ phần thực hiện dự án và thành lập Ban chỉ đạo các dự án nhiên liệu sinh học, trong đó có dự án Ethanol Phú Thọ.

Đại diện VKS nhấn mạnh: “Trên cơ sở chủ trương chung của tập đoàn, bị cáo Thăng trực tiếp ban hành chủ trương giao PVC được nhận thầu bằng hình thức chỉ định thầu, vừa chỉ đạo trực tiếp người đại diện phần vốn nhà nước tại PVC, PVB và trực tiếp chỉ đạo với chủ đầu tư PVB”.

Cũng theo đại diện VKS, PVB là Công ty cổ phần nhưng được thành lập theo chủ trương của PVN. PVB là “con đẻ” của 3 công ty con của tập đoàn. 3 cổ đông sáng lập PVB là PVOil, DMC và PVFC đều do PVN nắm giữ tỷ lệ chi phối.

d877a524-b7ba-4e49-b684-1cd2fdb12a94.jpeg
Bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm trong vụ án

Theo Luật Doanh nghiệp 2005, PVB là doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù 3 đơn vị trên chỉ chiếm 49% vốn tại PVB nhưng từ khi thành lập đến chỉ định thầu, PVB hoạt động chủ yếu dựa trên vốn góp của 3 cổ đông sáng lập đến 82% vốn (dự án có 30% vốn tự có và 70% vốn vay-PV). VKS khẳng định, 3 cổ đông trên nắm giữ quyền chi phối hoạt động của PVB.

Mặt khác, bộ máy tổ chức của PVB có 5 thành viên HĐQT thì có 4 thành viên đều là người của PVN, PVB hoàn toàn bị chi phối bởi PVN. Đại diện VKS khẳng định thêm: “Có đủ cơ sở pháp lý, thực tiễn, kinh tế cho thấy bị cáo Đinh La Thăng và các bị cáo thuộc PVC, PVB đều thuộc về một cơ cấu thống nhất. Các bị cáo đều tiếp nhận ý chí chung của bị cáo Thăng và đều thống nhất thực hiện. Ý kiến nói PVC không phải là chủ thể của tội Vi phạm quy định đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là không có cơ sở vì đây là vụ án đồng phạm”.

Bên cạnh đó, đại diện VKS cũng khẳng định, chủ trương phát huy nội lực là không sai nhưng khi thực hiện không thể tùy tiện, áp đặt duy ý chí. Bị cáo Thăng phải trách nhiệm chỉ đạo đúng. “Bị cáo nói không cần biết năng lực nhà thầu tổ hợp PVC là vô trách nhiệm và bất chấp pháp luật về chỉ định thầu”, đại diện VKS nhấn mạnh.

bbde4765-9e8a-4784-9343-e3f5765ae022.jpeg
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh

Đại diện VKS cũng dẫn chứng thêm, năm 2008 PVC đấu thầu rộng rãi. PVC xin gia hạn nộp hồ sơ và hạ một số tiêu chí. Điều này phản ánh thực trạng PVC không đáp ứng tiêu chí của chủ đầu tư, không có năng lực thực hiện.

Các bị cáo Đinh La Thăng, Trần Thị Bình liên tiếp có các văn bản, cuộc họp để PVB giao cho PVC thực hiện dự án. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh, chủ tịch HĐQT PVC cũng thừa nhận nếu bị cáo Thăng không chỉ đạo dự án thì bị cáo không nhận gói thầu này.

Theo VKS, bị cáo Vũ Thanh Hà, cựu Tổng giám đốc PVB thừa nhận theo Luật Doanh nghiệp, Điều lệ công ty, PVB có quyền quyết định dự án nhưng trên thực tế, PVB không thực hiện được quyền này, mà PVN thực hiện thay thông qua ban chỉ đạo các dự án nhiên liệu sinh học. PVN hoàn chi phối PVB. Đại diện VKS khẳng định: “Giữa các bị cáo còn có sự thống nhất, cấu kết với nhau cùng thực hiện hành vi tội phạm trái pháp luật. Đây là lợi ích nhóm tiêu cực”.

Trước ý kiến về thẩm định thiệt hại, VKS cho biết, PVC đã “rót” vào dự án này hơn 1.400 tỷ đồng, trong đó có tiền vay của ngân hàng. Dự án bị dừng thi công và “đắp chiếu” hơn 10 năm. PVB phải chịu tiền lãi vay ngân hàng do dự án không được đưa vào hoạt động đúng thời hạn.

Ngoài chi phí lãi vay còn các chi phí khác như bảo quản tài sản, vận hành, đào tạo nhân lực… VKS căn cứ vào kết luận giám định của Bộ Tài chính và thông tư 01/2017 xác định đây là khoản lãi vay là thiệt hại thực tế, tối thiểu được chấp nhận.

VKS nhấn mạnh trong vụ án này PVC là nguyên nhân chính dẫn đến dự án bị dừng thi công. Đại diện VKS nói thêm: “Chủ đầu tư đã thanh toán cho PVC đúng tiến độ. Đối tượng ở đây là PVC do hành vi chỉ định thầu trái quy định nên có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Viện Kiểm sát: Có “lợi ích nhóm tiêu cực” trong dự án Ethanol Phú Thọ