Báo Công lý – Cơ quan của Tòa án nhân dân tối cao xin giới thiệu tuyến bài “Bảo tồn Ga Hà Nội” nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cảnh về Ga Hà Nội, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc phát huy giá trị của các công trình như Ga Hà Nội trong bối cảnh mới.
Lời tòa soạn!
Thời gian qua, di sản văn hóa đã và đang ngày càng chứng minh vai trò là nguồn lực dồi dào cho tăng trưởng kinh tế và là điểm tựa vững chắc cho đời sống tinh thần, môi trường nuôi dưỡng và làm giàu bản sắc văn hóa, đa dạng văn hóa. Việc phát huy được giá trị của các công trình di tích, di sản sẽ giúp tăng cường ý thức của người dân về giá trị lịch sử và văn hóa cũng như các giá trị khác về mặt kiến trúc, giao thông, …, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập cho đơn vị sử dụng cũng như cộng đồng.
Bởi vậy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa cũng chính là đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới.
Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Việt Nam có một kho tàng vô cùng phong phú các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Di sản không chỉ là những di tích lịch sử, công trình kiến trúc, mà còn bao gồm truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, nghệ thuật, và cả cảnh quan tự nhiên độc đáo.
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng, quan tâm và xác định di sản văn hóa là bản sắc của văn hóa dân tộc, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, là một nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó khẳng định, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của toàn dân, của tất cả các tổ chức và cá nhân trong xã hội, trong đó, Nhà nước đóng vai trò tạo ra khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; còn nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, góp phần bảo vệ, lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của quá khứ, đồng thời, khai thác tốt phương diện kinh tế của di sản, đóng góp hiệu quả cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, công cuộc này đang đối mặt với rất nhiều thách thức, khó khăn trong việc xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn và khai thác, mục tiêu kinh tế và mục tiêu văn hóa trong việc sử dụng tối ưu công năng của các công trình.
Ví như công trình Ga Hà Nội, nếu được đặt đúng vị trí sẽ phát huy được các giá trị hiện hữu trong hiện tại và tương lai của công trình.
Bảo tồn di sản không chỉ mang lại lợi ích về mặt văn hóa mà còn góp phần vào phát triển kinh tế bền vững. Việc phát huy được các giá trị của các công trình di tích, di sản sẽ giúp tăng cường ý thức của người dân về giá trị lịch sử và văn hóa cũng như các giá trị khác về mặt kiến trúc, giao thông, …, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập cho đơn vị sử dụng cũng như cộng đồng.
Mục tiêu cuối cùng của việc bảo tồn di sản là để chúng ta có thể kế thừa và truyền đạt những giá trị quan trọng này cho thế hệ sau một cách toàn vẹn và bền vững. Bằng cách này, chúng ta đang giữ cho những đỉnh cao văn hóa và lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn là nguồn động viên và niềm tự hào cho tương lai.
Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn và cần sự quan tâm hơn nữa của các đơn vị liên quan trong việc sử dụng tối ưu công năng của các công trình. Ví như công trình Ga Hà Nội nếu được đặt đúng vị trí cũng sẽ phát huy được các giá trị hiện hữu trong hiện tại và tương lai của Ga.
Báo Công lý xin giới thiệu tuyến bài “Bảo tồn Ga Hà Nội” nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về bức tranh toàn cảnh về Ga Hà Nội, cũng như góp phần nâng cao nhận thức của người dân về việc phát huy giá trị của các công trình như Ga Hà Nội trong bối cảnh mới.
Nội dung: Tuấn Dũng - Tuyết Nhung.
Hình ảnh: Tuấn Dũng, TCT ĐSVN.
Đồ họa: Tuấn Dũng.