Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc

29/01/2014 19:39
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiên tài trí tuệ và sự kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc đã sớm tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước. Người cùng Đảng ta đã xây dựng đường lối cách mạng.

Trong suốt chiều dài lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là ngọn đuốc soi đường, là sự khái quát thực tiễn nhất, sinh động nhất của bản chất cách mạng Việt Nam. Tư tưởng ấy đến nay vẫn còn nguyên giá trị…

Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiên tài trí tuệ và sự kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc đã sớm tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của đất nước

Trên lĩnh vực quyền con người, kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin, các học thuyết xã hội tiến bộ của nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có đóng góp mang tính thời đại cả về lý luận và thực tiễn về quyền con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên phát hiện: quyền con người của các dân tộc thuộc địa chỉ có thể có được bằng cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội dựa trên vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, thống nhất đất nước, nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là tiền đề, điều kiện của quyền con người ở các quốc gia. 

 

Thực tế cho thấy: đấu tranh giành lại và bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu xuyên suốt các giai đoạn cách mạng do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, từ khi có Bác lãnh đạo Đảng dẫn đường, Nhà nước ta luôn luôn lấy độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự do hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu đấu tranh. Không ai có thể phủ nhận được rằng, Cách mạng tháng Tám 1945 lần đầu tiên đã đem lại quyền công dân, quyền con người cho nhân dân ta. Các cuộc kháng chiến với nhiều hy sinh, gian khổ là do Chủ nghĩa đế quốc gây ra và chính là nhằm bảo vệ Tổ quốc và cũng là bảo vệ quyền công dân và quyền con người của nhân dân Việt Nam. Sự hy sinh trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. 

 

Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc

 

Trải qua nhiều giai đoạn khó khăn của cách mạng, kể cả thời kỳ đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc cũng như bước vào thời kỳ xây dựng đất nước, các Cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy việc giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là mục tiêu của cách mạng. Cương lĩnh 2011 có viết: “Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc…”; “Nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người. Quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp quy định. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân…” 

 

Sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế về mọi mặt, trong đó có hội nhập về chính trị là do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Trên lĩnh vực quyền con người, Việt Nam đã sớm gia nhập, ký kết các công ước quốc tế về quyền con người. Cho đến nay Việt Nam đã tham gia hầu hết công ước quốc tế về quyền con người. Đồng thời Việt Nam đã nội luật hóa các công ước này vào hệ thống pháp luật quốc gia.

 

Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc

 

Mặc dù nước ta còn nhiều khó khăn, lại trải qua các cuộc chiến tranh lâu dài tàn khốc, cho đến nay vẫn còn hậu quả rất nặng nề song có thể nói các quyền con người, quyền công dân của nhân dân ta đã được bảo đảm ngày càng tốt hơn. 

 

Trong điều kiện của một quốc gia còn nghèo, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm bảo đảm quyền kinh tế xã hội và văn hóa cho mọi người nói chung, cho nhóm người nghèo, những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, như phụ nữ, trẻ em, đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng. Thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước, Chính phủ đã triển khai nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực, đến hết năm 2010, các huyện đã cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm. Đặc biệt, Việt Nam đã về sớm 3 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDG). Đó là: Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói (MDG1); Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở (MDG2); Bình đẳng giới (MDG3). Hiện nay, Liên hợp quốc đã đánh giá Việt Nam là một trong số 40 quốc gia có nhiều cố gắng thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ… 

 

Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc

 

Không phủ nhận rằng trong một số giai đoạn cách mạng, Đảng ta đã có những sai lầm khuyết điểm, nhất là do mắc bệnh giáo điều trong việc học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. Tuy nhiên, không vì vậy mà phủ nhận được mục tiêu, lý tưởng của Đảng ta, không thể phủ nhận được những thành tựu về quyền con người của Cách mạng Việt Nam trên một nửa thế kỷ qua. 

 

Tôn trọng và bảo đảm quyền con người là thước đo của sự tiến bộ xã hội. Bảo vệ chế độ xã hội XHCN, bảo vệ Nhà nước ta-Nhà nước của dân, do dân, vì dân là điều kiện để chúng ta vươn lên vượt qua mọi chông gai, khó khăn thử thách. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó có việc thực hiện cương lĩnh chính trị của Đảng vì tự do hạnh phúc của nhân dân, vì quyền con người trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập, sẽ là động lực to lớn để chúng ta đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân dân ta tiến đến mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

TS. Cao Đức Thái

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi sáng cho đường đi cho dân tộc