Động Bo Cúng nằm ở bản Chanh, xã Sơn Thủy (Quan Sơn, Thanh Hóa) được đánh giá là tuyệt tác của tự nhiên mới chỉ phác lộ 1 phần. Gần đây, người dân lại phát hiện thêm 1 khoang động mới với hệ thống thạch nhũ đẹp và vô cùng đa dạng. Để bảo vệ sự nguyên sơ và tránh nguy hiểm cho người dân, du khách, chính quyền địa phương đã cắm biển cảnh báo.
Từ trung tâm xã Sơn Thuỷ, đi trên con đường chiến lược biên giới mới được mở đến khu danh thắng Động Bo Cúng khoảng chừng 18 km. Động Bo Cúng nằm ở sườn núi Bỏ Công thuộc địa phận Bản Chanh. Đây là khu vực núi đá vôi Cattơ (một dạng đá với bị xâm thực thành những hang động) có cấu trúc thành phần địa chất phức tạp, đa dạng, đại diện cho quá trình phát triển lâu dài của vỏ trái đất. đây có những điều kiện tự nhiên thuận lợi, cảnh quan đặc sắc cùng với nhiều hang động Catxtơ rộng lớn có giá trị nhiều mặt.
Động Bo Cúng với hệ thống thạch nhũ đa dạng
Để vào hang, từ địa phận Bản Chanh (bản người Thái ở), du khách men theo sườn dốc của những trảng cỏ xanh qua suối Xia là đến động. Suối Xia được chảy ngang qua chân núi Bo Cúng, cách cửa hang khoảng chừng 50m. Suối Xia có chiều dài 22,5 km, diện tích lưu vực 250 km; phát nguyên từ vùng Bản Him Đâm (Lào) chạy vào Việt Nam ở bản Xía Nội qua Bản Khà rồi đến bản Chanh xã Sơn Thuỷ và nhập vào sông Luồng tại bản Chung Sơn.
Vào mùa nước cạn, suối trong vắt đến kỳ lạ, lòng suối chiều rộng chừng 15 m, sâu hơn nửa mét, khách bộ hành có thể qua lại dễ dàng. Về mùa mưa thì nước suối lớn, nước chảy xiết, sẽ là cản trở lớn cho du khách đến thăm động. Tuy nhiên, sự có mặt của dòng suối Xia này đã tô điểm cho cảnh quan toàn vùng mang hình ảnh của một bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
Nhiều đoàn du khách tới khám phá
Men theo con đường mòn trên những tảng đá phiến, leo lên sườn núi khoảng chừng 40m là đến động (cửa động còn đang mở nhỏ, lối vào còn chưa được thuận tiện). Động dài hơn 800m, rộng từ 20 – 50m, trần động cao thấp khác nhau từ 30 – 50m. Toàn bộ lòng động được chia thành 10 khoang lớn nhỏ. Tại 10 khoang này là nơi tập trung hàng ngàn tác phẩm tạo nghệ thuật tạo hình kỳ vĩ của tạo hoá, như sự kết hợp hài hoà giữa điêu khắc và hội hoa, giữa tỉnh hoành tráng khoẻ khoán với nét duyên dáng thơ mộng. Các thạch nhũ ở đây không chỉ là tác phẩm nghệ thuật tĩnh mà luôn biến đổi hình dáng và màu sắc theo góc nhìn, tạo nên trong giây lát những cảnh sắc khác thường, có sức quyền rũ, khiến cho du khách ngỡ ngàng, bối rối.
Du khách sẽ vô cùng ngạc nhiên, thích thú, hết bất ngờ này đến ngỡ ngàng khác bởi hàng nghìn thạch nhũ muốn hình, muốn vẻ, có chỗ thì quần tụ lại, xúm xít trong xa ngỡ chồng chất lên nhau; có chỗ các búp măng đá đứng dọc ngang, xen kẽ nhau, tạo nên những tuyến dài trên nền động. Có chỗ hình thạch nhũ rủ xuống từ trên trấn động như những bức màn trưởng lớn. Những hình thạch nhũ lại cấu tạo hình vuông khối, được mở các lối cửa ra vào trông như những cung điện lung linh sắc màu hoa cương của đá.
Báo cáo của huyện Quan Sơn về phát hiện khoang động mới
Tại các phòng động này còn có vô số những cỏ cây, hoa quả theo trí tưởng tượng của mỗi người như quả dứa, quả na quả đu đủ v,v...khổng lồ. Lại có cả những hình hài bí ẩn bằng đá như ông già ngồi câu cá, các bức tượng phật trên nền động, gà chọi nhau, chim đại bàng đầu trên mỏm đá; rồi cả những cảnh như thực như dòng sông có cả bờ đề nước đang cuộn chảy, những ruộng bậc thang chưa được gieo trồng cây quả... có thể nói đi giữa hàng nghìn thạch nhũ lấp lánh sắc màu huyền ảo, ta có cảm giác như đi giữa một thế giới với những cảnh vật đầu đây mà ta thường bắt gặp đã hoá thành đá, vào trong hang động rất thoáng và để thở.
Thiên nhiên ở đây cũng đã cần cù chạm khắc vào lòng hang động nhiều hình dáng kỳ lạ, tầng tầng, lớp lớp trông xa tựa như hàng nghìn bức phù điêu của những người thợ khéo tay lành nghề đã làm nên những hình thù kỳ kỳ lạ đó. Mỗi vách động là một kỳ công, mỗi ngân hang là một tuyệt tác. Đứng dưới vòm động cao rộng màu thạch nhũ ánh như dứt bạc, giữa thế giới những hình hài kỳ dị, vừa thật vừa ảo, ta ngỡ như lạc vào chốn thiên cung thần bí mà choáng ngợp.
Với những gì hiện hữu cũng như những gì chưa được ngắm nhìn khám phá, Hang Bo Cúng (Bản Chanh) có thể được coi như là một kỳ công của tạo hoá. Vẻ đẹp của nó cần phải được khám phá và quảng bá rộng rãi để du khách thăm quan.
Trưởng phòng Văn hóa thông tin Quan Sơn Lê Văn Thơ cho hay: Động Bo Cúng được người dân địa phương phát hiện từ năm 2008, sau đó, được nhiều người khám phá và trở thành điểm du lịch thu hút khách của huyện Quan Sơn. Động dài gần 1km, với nhiều ngách hang khác nhau; chiều rộng trung bình khoảng 50 mét. Động rất huyền bí, hùng vĩ và có thể nói là động đẹp nhất trong khu vực. Mới đây, một ngách mới nằm trong quần thể của hang động Bo Cúng được người dân phát hiện. Tuy nhiên lối đi còn hẹp, nguy hiểm nên khuyến cáo người dân không tò mò tự ý đi vào. Huyện sẽ lập đề án xin quy hoạch lại xây dựng tổng thể phát triển động Bo Cúng.
Khi du khách tới khám phá Bo Cúng sẽ được kết nối tua, tuyến cùng với những điểm du lịch hấp dẫn trên địa bàn huyện Quan Sơn. Trong đó có động Nang Non (bản Păng, xã Sơn Lư), Thác Bản Nhài (bản Nhài, xã Sơn Điện), Thác Pa (bản Pa, xã Tam Thanh), Thác Ma Hao (bản Din, xã Trung Hạ), Bản Ngàm (xã Sơn Điện)... Đặc biết kết nối đi Viêng Xay (Hủa Phăn, Lào).