Tin nhanh

Nâng cao nhận thức về tình trạng tị nạn

Hà Mai 20/06/2023 - 20:33

Xung đột, nạn đói và biến đổi khí hậu đã khiến nhiều người phải bỏ nhà để tìm nơi an toàn. Liên hợp quốc ước tính có khoảng 35,3 triệu người buộc phải vượt biên trên khắp thế giới vào năm 2022.

cover(1).png

Ngày 20/6 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày Tị nạn Thế giới (World Refugee Day) - ngày lễ quốc tế dành để nâng cao nhận thức về tình trạng của những người tị nạn trên khắp thế giới.

Ngày Tị nạn Thế giới nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng tị nạn và hỗ trợ cho những người tị nạn trên khắp thế giới, làm nổi bật những khó khăn và thách thức mà người di cư phải đối mặt khi buộc phải rời bỏ nhà cửa do xung đột, ngược đãi hoặc những lý do khác nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Đây cũng là ngày để tôn vinh sự kiên cường và sức mạnh của những người tị nạn và ghi nhận những đóng góp của họ cho xã hội.

screenshot-2023-06-20-173121.png
Các cậu bé Rohingya gánh nước tại trại tị nạn. Người Rohingya đã chạy sang Bangladesh sau khi bị buộc phải rời bỏ quê hương của họ ở bang Rakhine, Myanmar, do bạo lực giáo phái.
3.jpg
Một trung tâm dành cho người tị nạn được quản lý bởi Hội Chữ thập đỏ Ý, có thể chứa khoảng 650 người.

Ngày Tị nạn Thế giới được thành lập bởi Đại hội đồng Liên hợp quốc vào năm 2000 và hiện được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày này là cơ hội để mọi người thể hiện tình đoàn kết và lên tiếng bảo vệ các quyền và hạnh phúc của người tị nạn, bao gồm khả năng tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, chỗ ở và chăm sóc sức khỏe, cũng như các cơ hội giáo dục và việc làm.

4.jpg
Minara Akhter, một người tị nạn Rohingya đã ly dị, cùng con trai Mohammad Abdullah, 7 tuổi, dùng bữa tại trại tạm trú ở Kutupalong, Bangladesh.

Liên hợp quốc kêu gọi mọi người dành chút thời gian để tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng tị nạn và tham gia các tổ chức hỗ trợ người tị nạn những lúc cần. Cùng nhau, chúng ta có thể giúp tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của những người bị buộc phải rời bỏ nhà cửa.

screenshot-2023-06-20-173851.png
Nshizirungu Heritier (trái) trốn khỏi Cộng hòa Dân chủ Congo 8 năm trước, hiện sống và làm thợ cắt tóc ở Nairobi, Kenya.
screenshot-2023-06-20-173618.png
Một nhóm trẻ em Rohingya đến trường tại một khu trại tị nạn ở Kutupalong, Bangladesh. Hơn một triệu người Rohingya, một nhóm dân tộc chủ yếu theo đạo Hồi từ bang Rakhine của Myanmar đa số theo đạo Phật đã chạy sang Bangladesh kể từ năm 2017 do xung đột tôn giáo.
5.jpg
Trẻ em học trong lớp học tại trại tị nạn Saranan, quận Pishin, Balochistan ở Pakistan. (Ảnh: AFP)
6.jpg
Trẻ em gái tại khu tị nạn ở Balochistan nằm giữa 3 quốc gia Iran, Afghanistan và Pakistan. (Ảnh: AFP)
7.jpg
Ông Heritier đã chạy trốn khỏi cuộc chiến ở Nam Kivu, DRC (Congo), nơi ông đã mất hai người anh trai của mình.
8.jpg
Hàng ngày, dòng người tị nạn vẫn đang cố gắng vượt biển Địa Trung Hải.
9.jpg
Một hàng dài người tị nạn từ Trung Đông, chủ yếu từ Syria và Iraq - nơi đang bị chiến tranh tàn phá, đang tìm đường đến châu Âu.
10.jpg
Người di cư đến biên giới Mỹ-Mexico trong những tháng gần đây.
screenshot-2023-06-20-172626.png
Đài phun nước Neptune, Napoli, Ý, thắp sáng màu xanh để ủng hộ Ngày Tị nạn Thế giới.
tinan.png
2023-concept-world-refugee-day-s(1).jpg

Nội dung và đồ họa: Hà Mai

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nâng cao nhận thức về tình trạng tị nạn