Về Bắc Giang thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi

Kim Truyền | 15/04/2022 14:30
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đến với Bắc Giang, với những địa danh nổi tiếng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (Yên Thế), An toàn khu II (Hiệp Hoà), đến với Đình Thổ Hà (Việt Yên), chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), hay đến với khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (Lục Nam), … Nhưng vẫn chưa đủ nếu du khách chưa tới thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi nằm trên địa phận thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Cây Dã Hương chính là tài sản vô giá ở Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung: được coi là “Độc nhất vô nhị của thế giới”.

Cây Dã Hương nằm trong cụm di tích Tiên Lục gồm 5 di tích: Cây Dã Hương, chùa Quang Phúc; đình Viễn Sơn; đình Thuận Hòa và đền Thánh Cả đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp Quốc gia vào ngày 21/01/1989. Đến năm 2012 cục di sản văn hóa Việt Nam quyết định công nhận cây Dã Hương ở xã Tiên Lục là cây di sản Việt Nam. Đó không chỉ là biểu tượng cho ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân trong vùng mà còn là tài sản vô giá của đất nước.

1(2).jpg
Cây Dã Hương nghìn năm tuổi nằm trên địa phận thôn Giữa (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang)

Cây Dã Hương nghìn năm tuổi nằm trên địa phận thôn Giữa (xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang), kề ngay đình Viễn Sơn tạo nên một bức tranh phong cảnh của một làng quê đầy cổ kính. Thân cây to khoảng 8 người ôm (chu vi chỗ to nhất là 17,04m, nhỏ nhất 8,4m). Cây cao khoảng 36m, lớp vỏ dày trung bình 15cm. Cây Dã Hương có hoa nhỏ, màu vàng nhạt, nở vào cuối mùa xuân, tỏa hương vào ban đêm. Thân cây có chứa tinh dầu thơm, gỗ đốt thơm như hương trầm. Cây thuộc dòng họ long não, là loại cây quý, có thể sống hàng nghìn năm.

2(1).jpg
Thân cây to khoảng 8 người ôm (chu vi chỗ to nhất là 17,04m, nhỏ nhất 8,4m)

Vào thế kỷ thứ XVIII cây Dã Hương được vua Cảnh Hưng sắc phong là Quốc chúa Đô mộc Dã Đại Vương (nghĩa là cây Dã Hương lớn nhất nước), được Trường viễn Đông Bắc Cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam) xếp vào cây cổ thụ hiếm có ở Bắc Kỳ cần đưa vào giữ gìn và bảo vệ. Cây cũng được ghi tên, in ảnh trong cuốn Từ điển bách khoa Larausse của Pháp và giới thiệu ảnh tại hội chợ Maseille (Pháp) năm 1932.

Cây Dã Hương ở xã Tiên Lục được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá tồn tại khoảng 1000 năm và trên thế giới chỉ có 2 cây Dã Hương quý như thế. Một cây ở châu Phi nay đã chết, nên cây Dã Hương Tiên Lục được coi là “Độc nhất vô nhị của thế giới”.

3(1).jpg
Thân cây to khoảng 8 người ôm (chu vi chỗ to nhất là 17,04m, nhỏ nhất 8,4m) 

Ai đã từng được chiêm ngưỡng cây Dã Hương nghìn năm tuổi đều cảm thấy dáng vẻ uy nghi, cổ kính. Bên cạnh đó, còn có sức cuốn hút bởi những giai thoại về sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước gắn bó một cách lạ lùng với truyền tích về cây Dã Hương, do vậy nơi đây hàng năm đã cuốn hút hàng nghìn du khách tới thăm.

4(1).jpg
Cây cao khoảng 36m, lớp vỏ dày trung bình 15cm

Truyền tích cây Dã Hương gắn những giai thoại gắn với sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước như: Năm 1945 cành cây phía Đông bắc bị gãy gắn liền với sự kiện thành lập đất nước; Đối diện cành cây gãy năm 1945 là năm 1954 cành phía Tây bị gãy gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu; Năm 1964 cành phía Nam bị gãy gắn liền với sự kiện vịnh Bắc Bộ, chiến tranh mở rộng ra miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ; Năm 1975 cành phía Tây bị gãy gắn với sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; Năm 2006 một cành ở đỉnh ngọn phía Nam bị gãy thì năm đó nước ta gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), người dân ở đây gọi là cành hội nhập.

5.jpg
Truyền tích cây Dã Hương gắn những giai thoại gắn với sự kiện lịch sử đổi thay của đất nước

Cây với dáng đứng bề thề, cành lá xum xuê xanh tốt, cây Dã Hương như một biểu tượng cho sức mạnh của thiên nhiên, sự trường tồn vĩnh cữu thách thức với thời gian và không gian. Cây được ví như lá phổi xanh che chắn cho người dân Tiên Lục.

6.jpg
Cây Dã Hương nằm trong cụm di tích Tiên Lục gồm 5 di tích: Cây Dã Hương, chùa Quang Phúc; đình Viễn Sơn; đình Thuận Hòa và đền Thánh Cả đã được Nhà nước xếp hạng là di tích cấp Quốc gia vào ngày 21/01/1989

Hàng năm, Lễ hội Tiên Lục diễn ra từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 âm lịch hàng năm, với nhiều trò chơi dân gian truyền thống tiêu biểu như: trò kéo chữ, cướp cầu, cờ tướng… Lễ hội là nơi nhân dân gặp gỡ, giao lưu, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no ấm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Về Bắc Giang thăm cây Dã Hương nghìn năm tuổi