Tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định nội dung trên trong một cuộc họp với Nhóm công tác chuẩn bị các đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, AP đưa tin.
Theo đó, cuộc họp do Tổng thống Vladimir Putin chủ trì đã đưa ra bàn thảo về nhiều chủ đề khác nhau, từ việc bảo vệ các giá trị truyền thống cho đến vị thế của đất nước là một cường quốc hạt nhân.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Trong cuộc họp này, nhà lãnh đạo Nga đã tuyên bố, một ngày nào đó vũ khí hạt nhân mà giới chuyên gia nước ngoài vẫn đang dày công nghiên cứu có thể sẽ không còn hiệu quả nữa, thậm chí trở nên vô nghĩa. Tuy nhiên, về phần mình, Tổng thống Putin cho biết, Nga đã phát triển được vũ khí siêu âm.
Ông Putin cũng khẳng định rằng, vũ khí siêu âm mới của Nga khiến lá chắn tên lửa của Mỹ trở nên vô dụng và hàng tỷ đồng họ đã bỏ ra trở thành “một sự lãng phí vô dụng”, AP cho biết.
Cụ thể, Tổng thống Nga Putin đã phát biểu trong cuộc họp với Nhóm công tác chuẩn bị các đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga như sau: “Rồi sẽ có thời điểm vũ khí hạt nhân không còn uy lực, không còn là thứ vũ khí hiệu quả nhất, thậm chí là trở nên vô nghĩa. Một vài chuyên gia nước ngoài hiện vẫn đang nghiên cứu để tạo ra những loại vũ khí hạt nhân vô nghĩa cho chính chủ sở hữu, quốc gia sở tại của mình. Nhưng, chẳng hạn như, hệ thống phòng thủ tên lửa, cũng được tạo ra vì chính mục đích đó, nhằm giảm tiềm năng hạt nhân của chúng ta, làm cho mọi thứ trở nên vô nghĩa. Nhưng sau khi chúng ta đã có vũ khí siêu thanh, những nỗ lực của các bên nhằm trở nên vô nghĩa và chi phí họ đã bỏ ra là hàng tỷ USD”.
Ảnh minh họa
Trong một diễn biến khác, mới đây, Izvestia dẫn nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, các kỹ sư nước này đang triển khai thiết kế loại tên lửa có tầm bắn siêu xa, có khả năng đánh chặn các mục tiêu di động và có tốc độ cao.
Được biết, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định phát triển hệ thống tên lửa đánh chặn tầm xa trang bị cho máy bay tiêm kích MiG-31 và loại MiG-41 trong tương lai. Ngoài ra đã tiến hành các nghiên cứu chiến thuật liên quan đến loại tên lửa không đối không.
Bài báo nhấn mạnh rằng tổ hợp vũ khí như vậy sẽ được thiết kế theo cơ chế sau: phương tiện hạng nặng tác chiến trên không với tốc độ cao sẽ đưa thiết bị tấn công mang tên lửa không đối không tới khoảng cách xa vài trăm kilomet, sau đó tên lửa sẽ tách ra và bắt đầu tự tìm kiếm mục tiêu.
Các tổ hợp tên lửa này cũng sẽ phát huy hiệu lực khi máy bay hoạt động trong trường thông tin thống nhất. Việc phát hiện mục tiêu địch có thể thực hiện nhờ hệ thống radar trên mặt đất, trong khi máy bay chiến đấu chỉ cần phóng tên lửa có tầm bắn siêu xa vào khu vực cần thiết mà không phải tham gia bất kỳ cuộc chiến trên không nào.