Thành phố đầu tiên của Mỹ sắp đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19

Nhật Minh| 09/06/2021 17:41
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Các chuyên gia cho biết, San Francisco có thể trở thành thành phố đầu tiên của Mỹ đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng với dịch COVID-19, The Guardian đưa tin.

Dẫn lời Tiến sĩ George Rutherford, Giáo sư dịch tễ học tại Đại học California, The Guardian cho biết, San Francisco vẫn ghi nhận một số lượng nhỏ các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2, trung bình khoảng 1,37 ca/ngày. Tuy nhiên, theo ông, tỉ lệ mắc COVID-19 thấp này không thể kích hoạt các đợt bùng phát lan rộng hơn.

Tiến sĩ Rutherford nói: “Khả năng miễn dịch cộng đồng đang hình thành. San Francisco sẽ ghi nhận các trường hợp mắc COVID-19 đơn lẻ, nhưng sẽ không lan rộng”.

san-francisco-covid-herd-immunity.jpg
Người dân đi dạo trên phố người Hoa ở thành phố San Francisco, bang California hôm 22/5. Ảnh: Shutterstock

Các quan chức y tế hiện vẫn chưa có sự thống nhất về con số chính xác là bao nhiêu phần trăm dân số có khả năng miễn dịch với COVID-19 để đạt được miễn dịch cộng đồng.

Một thông báo ngắn gọn từ trường Y Yale lưu ý, các mục tiêu tiêm phòng để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng là một mục tiêu di động. Các chuyên gia ban đầu ước tính virus sẽ khó lây lan nếu 60-70% dân số đã được miễn dịch. Song khi một số biến chủng nguy hiểm và dễ lây lan hơn xuất hiện, các chuyên gia ước tính rằng khả năng miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra khi 80-90% dân số được tiêm vaccine phòng COVID-19.

San Francisco đã gần đạt được mục tiêu đó. Theo dữ liệu từ Sở y tế thành phố, gần 80% người dân San Francisco đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19 và 68% người dân đã được tiêm phòng đầy đủ.

Trong số những người dân đầy đủ, người châu Á và các đảo Thái Bình Dương có tỷ lệ tiêm chủng thậm chí cao hơn mức trung bình của thành phố, số liệu thống kê cho thấy, trong khi dân số Da đen chậm hơn khoảng 16 điểm phần trăm.

San Francisco đã gần đạt mục tiêu đó. Theo dữ liệu từ cơ quan y tế, gần 80% người dân trong thành phố đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19 và 68% người dân đã được tiêm phòng đầy đủ.

Theo Tiến sĩ Rutherford, San Francisco có một số lợi thế trong việc đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Thành phố này có ít trẻ em so hơn so với những nơi khác, điều này giúp tỉ lệ lớn cư dân đủ điều kiện để chủng ngừa. Bên cạnh đó, người dân sinh sống tại đây cũng rất nghiêm túc trong việc tuân thủ các biện pháp phòng dịch COVID-19 và ủng hộ tiêm vaccine.

Hơn nữa, San Francisco có diện tích nhỏ bé, cộng đồng đông đúc nhưng được quản lý theo khu vực, cho phép các đội ngũ nhân viên y tế dễ dàng đi đến từng nhà để thuyết phục những người vẫn chưa muốn tiêm vaccine và tiếp cận những người có thể gặp khó khăn khi tiêm chủng.

Trong một tuyên bố hồi tháng trước, bà Mary Ellen Carroll, Giám đốc Sở Quản lý Tình trạng Khẩn cấp của San Francisco cho biết: “San Francisco đã phát triển một mô hình quốc gia về phân phối vaccine công bằng”.

Bà Carroll nhấn mạnh rằng, việc tiêm vaccine tận nhà và cung cấp vaccine cho những người cao tuổi, người khuyết tật, sẽ thúc đẩy San Francisco vượt qua chặng đường cuối cùng trong chương trình tiêm chủng của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thành phố đầu tiên của Mỹ sắp đạt được miễn dịch cộng đồng với COVID-19