Cải cách tư pháp

TAND Quảng Bình: Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Minh Phương 26/01/2024 - 19:16

Ngày 26/1, TAND tỉnh Quảng Bình tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đồng chí Trần Hữu Sỹ, Phó Chánh án TAND tỉnh Quảng Bình chủ trì Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội; đồng chí Nguyễn Minh Tâm, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình; đại diện các cơ quan: Công an tỉnh, Viện KSND tỉnh, Sở Lao động, thương binh và xã hội, Sở Giáo dục & Đào tạo, Sở Tư pháp, Hội Liên hiệp phụ nữ, Tỉnh Đoàn Quảng Bình.

z5108504133630_29a73bc78457bdd92d221eb116e74b1d.jpg
Đồng chí Trần Hữu Sỹ, Phó chánh án TAND tỉnh Quảng Bình phát biểu tại Hội nghị

Về phía TAND hai cấp tỉnh Quảng Bình có các đồng chí lãnh đạo, Chánh tòa, Trưởng phòng TAND tỉnh và Chánh án TAND cấp huyện, thị xã, thành phố.

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới, Phó chánh án TAND tỉnh Quảng Bình Trần Hữu Sỹ đã nêu lên sự cần thiết phải ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam. Do đó, TANDTC thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan soạn thảo dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên.

z5108570276302_fd878be51875997ae23edd876fffe9e0.jpg
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị

Theo đó, Dự án Luật sẽ thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Hiến pháp về lĩnh vực giáo dục và bảo vệ trẻ em; giải quyết được những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật về tư pháp người chưa thành niên; phù hợp với kinh nghiệm quốc tế là xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Mạnh Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban tư pháp Quốc hội cho rằng, việc ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên sẽ liên quan đến rất nhiều Luật hiện hành. Hiện tại, các Luật chuyên ngành như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự đã có một số quy định thân thiện với người chưa thành niên. Vì vậy, việc ban hành Luật này cần phải đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật về người chưa thành niên.

z5108504128533_0b74dd5fa525d51ffa7ba02d2fbb4a51.jpg
Toàn cảnh Hội nghị lấy ý kiến về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Tại Hội nghị, đa số các đại biểu đều đồng tình với sự cần thiết xây dựng Dự thảo Luật và đóng góp thêm một số ý kiến về bố cục, nội dung cơ bản của Luật. Tuy nhiên, một số ý kiến có góc nhìn khá mới như; Nên đưa vào Dự thảo Luật các quy định về người làm công tác xã hội, bổ sung lực lượng cho cấp xã, hoạt động hỗ trợ tư pháp cho người chưa thành niên, đồng thời nêu quan điểm giao Quỹ bảo trợ trẻ em thay vì thành lập, tổ chức hoạt động của quỹ mới; Dự thảo Luật mới chỉ quy định áp dụng biện pháp chuyển hướng ở giai đoạn bị phát hiện, cần bổ sung chuyển hướng ở giai đoạn thi hành án trong trường hợp người chưa thành niên trong quá trình thi hành cải tạo tốt.

Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Trần Hữu Sỹ, Phó chánh án TAND tỉnh Quảng Bình chân thành cảm ơn và đánh giá cao các ý kiến về Dự thảo Luật. Hội nghị đã hoàn thành tốt chương trình với rất nhiều lượt góp ý chất lượng. Ý kiến của các đại biểu sẽ được TAND tỉnh Quảng Bình tổng hợp báo cáo TANDTC chọn, để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XV.

Được biết, Dự thảo Luật Tư pháp chưa thành niên gồm 175 điều, được bố cục thành 05 phần, 11 chương, với nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của người chưa thành niên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TAND Quảng Bình: Lấy ý kiến về Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên