Sững sờ hàng chục nghìn tổ chức, cá nhân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Thanh Phương| 09/09/2021 09:54
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong một thời gian dài, việc buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương khiến hàng chục nghìn tổ chức, cá nhân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở Thanh Hóa chậm bị xử lý, ngăn chặn.

Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa vừa có báo cáo kết quả rà soát các tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp trên địa bàn. Nhìn vào con số, nhiều người đã phải giật mình. Cụ thể, có hơn 11.000 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức xây dựng công trình trái phép trên diện tích hơn 1,5 triệu m2 đất.

a1sugso.jpg
Công ty Hoàng Minh Vũ đã tự ý chuyển đổi hàng trăm m2 đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.

Đối với hộ gia đình, cá nhân xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp, có 9.763 trường hợp trường với diện tích xây dựng 1.241.212,16 m2. Trong đó, vi phạm trên đất trồng lúa 456.169,15m2; đất trồng cây hàng năm 262.681,71m2; đất trồng cây lâu năm 64.808,86m2; đất lâm nghiệp 334.729,13m2; đất nuôi trồng thủy sản 50.930,74m2 đất nông nghiệp khác 17.171,69m2; đất khác 54.720,88m2. Trong tổng số 9.763 trường hợp nêu trên có 7.191 trường hợp vi phạm trên đất của hộ gia đình, 2.762 trường hợp vi phạm trên đất của UBND xã, tổ chức, cá nhân khác.

Báo cáo cho thấy, có 94 tổ chức vi phạm, với diện tích xây dựng 75.287,46m2. Trong đó, vi phạm trên đất trồng lúa 38.946,8m2; đất trồng cây hàng năm 32.160,96m2; đất trồng cây lâu năm 555,8m2; đất lâm nghiệp 1.762m2; đất nuôi trồng thủy sản 150m2; đất nông nghiệp khác 1.656,9m2; đất khác 55m2. Trong đó có 88 trường hợp vi phạm trên đất của tổ chức, 9 trường hợp vi phạm trên đất của UBND cấp xã, tổ chức, cá nhân khác.

Đối với các tổ chức, cá nhân, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp của các Công ty Nông, Lâm nghiệp, các Ban Quản lý rừng phòng hộ, hiện có 1.517 trường hợp vi phạm với diện tích 229.333,1m2. Trong đó, vi phạm đất trồng cây hàng năm 93.059m2, đất trồng cây lâu năm 66.095m2, đất lâm nghiệp 69.729m2, đất khác 450m2.

a2sungso.png
Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp ở xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa)

Cụ thể, Ban quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn 17 trường hợp vi phạm với diện tích 3.701m2; Công ty lâm nghiệp Cẩm Ngọc 114 trường hợp vi phạm với diện tích 24.701,4m2; Công ty TNHH Lam Sơn Sao Vàng 7 trường hợp vi phạm với diện tích 3.700m2; Công ty TNHH Công Nông nghiệp Hà Trung 242 trường hợp vi phạm với diện tích 60.364 m2; Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh 226 trường hợp vị phạm với diện tích 23198m2; Công ty TNHH MTV cao su Thanh Hóa 684 trường hợp vi phạm với diện tích 79.908,7m2; Ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành 58 trường hợp vi phạm với diện tích 10.190m2;

Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân 1.300 trường hợp vi phạm với diện tích 10.580m2; Ban quản lý rừng phòng hộ Mường Lát 24 trường hợp vi phạm với diện tích 1.120m2; Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng 9 trường hợp vi phạm với diện tích 11.290m2…

Nguyên nhân chính dẫn tới trình trạng trên là do chính quyền địa phương chưa xử lý vi phạm có nguyên nhân là do chính quyền địa phương đặc biệt là UBND cấp xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức năng quản lý nhà nước về đất đai. Chưa xử lý kịp thời, xử lý không quyết liệt, dứt điểm các trường hợp vi phạm phát sinh. Các phòng ban cấp huyện chưa tham mưu chỉ đạo quyết liệt để chính quyền các xã thực hiện xử lý vi phạm hành chính, xây dựng, triển khai phương án cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật.

Có 1.517 trường hợp xây dựng trên đất nông nghiệp của các nông, lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty Nông, Lâm nghiệp nhưng đến nay UBND các xã, thị trấn, các nông trường, Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty Nông, Lâm nghiệp chưa xử lý vi phạm. Nguyên nhân là do trong các hợp đồng giao khoán của nông, lâm trường, Ban quản rừng phòng hộ, Công ty Nông, Lâm nghiệp có giao phần diện tích đất làm nhà lán, trại tạm, trong khi đó đa số hộ dân nhận khoán là công nhân nông, lâm trường từ các địa phương khác đến nên các gia đình xây dựng nhà lán trại tạm sau đó do nhu cầu ở nên đã xây dựng nhà trên phần đất được phép xây nhà lán trại tạm, có nhiều hộ đã sinh sống trên khu vực đó từ trước. Phần đất này sau đó chia tách cho con, một phần để xây dụng nhà ở. Đây là nơi ở duy nhất của hộ gia đình nên khó xử lý.

Ngoài ra, các nông trường, Ban quản lý rừng phòng hộ, các Công ty Nông, Lâm nghiệp được giao đất đã buông lỏng quản lý đối với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao quản lý, không cương quyết xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng giao khoán; phối hợp chưa tốt với UBND cấp xã, trị trấn để xử lý các trường hợp xây dựng trái phép; UBND cấp xã, thị trấn chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, chưa xử lý kịp thời, xử lý không quyết liệt, dứt điểm các trường hợp vi phạm phát sinh; các phòng, ngành cấp huyện chưa tham mưu, chỉ đạo quyết liệt để chính quyền các xã thực hiện xử lý vi phạm hành chính, xây dựng, triển khai phương án cưỡng chế, tháo dỡ công trình vi phạm theo quy định của pháp luật.

a3sungso.jpg
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa

Sai phạm diễn ra một cách ngang nhiên, kéo dài nhưng đến thời điểm hiện tại, nhiều trường hợp vẫn chưa được chính quyền địa phương xử lý. Điều này khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về tính minh bạch trong khi thực thi công vụ của các cấp chính quyền địa phương ở Thanh Hóa.


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sững sờ hàng chục nghìn tổ chức, cá nhân xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp