Sự thoái trào của rạp chiếu phim khi nền tảng phát hành phim trực tuyến lên ngôi?

Xuân Lan| 10/12/2021 09:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những đợt dịch covid-19 kéo dài mà cho đến thời điểm hiện tại, thực tế đã cho thấy doanh thu của các rạp chiếu phim đã sa sút khi các nền tảng chiếu phim trực tuyến lên ngôi.

Năm 2021 chứng kiến một sự thay đổi quá lớn khi nhiều hãng phim quyết định phát hành tác phẩm điện ảnh của mình đồng thời tại các rạp chiếu và trên nền tảng trực tuyến.

Nguyên nhân dẫn đến động thái này là do hậu quả của đại dịch Covid-19, dẫn đến doanh thu điện ảnh gặp khủng hoảng nặng nề trong năm 2020. Do đó, các hãng phim buộc phải thay đổi để có thể vẫn phát hành được phim, vẫn thu về lợi nhuận tốt giữa mùa dịch.

tim4.jpg
Năm 2021 chứng kiến một sự thay đổi quá lớn khi nhiều hãng phim quyết định phát hành tác phẩm điện ảnh của mình đồng thời tại các rạp chiếu.

Công cụ nghiên cứu thị trường App Annie cũng chỉ ra rằng, năm 2020 đã có hơn 3,5 triệu thiết bị cài đặt Netflix (một dịch vụ phát trực tuyến theo đăng ký của Mỹ cho phép các thành viên xem các chương trình truyền hình và phim mà không bị quảng cáo làm phiền trên một thiết bị có kết nối Internet).

Chỉ tính riêng trên các thiết bị Android hiện có trên 1,6 triệu thuê bao đăng ký Netflix tại Việt Nam, tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2016.

Không chỉ Netflix, những nền tảng giải trí và xem phim trực tuyến khác cũng đang thu hút khán giả Việt trong thời gian dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng vừa qua.

Trong đó, YouTube vẫn là nền tảng khá gần gũi với người dùng Việt vì ngoài dùng để giải trí, thì hiện có đến 53% người truy cập vào nền tảng này để xem phim (theo khảo sát của App Annie).

tim2.jpg
CÁc tác phẩm của Việt Nam cũng đang trên tình thế lo lắng trước ngày ra rạp.

Ngoài ra, còn có hàng loạt các nền tảng xem phim trực tuyến nội khác có thể đáp ứng nhu cầu của người dân trong mùa dịch như FPT Play, VTV Go, K-plus...

Dịch Covid-19 đã làm chuyển dịch từ giải trí truyền thống sang các loại hình giải trí trực tuyến, kéo theo sự gia tăng của các dịch vụ xem phim trực tuyến. Và dù sử dụng nền tảng xem phim trực tuyến nào đi nữa thì điều này cũng cho thấy, xem phim kỹ thuật số đang dần chiếm lĩnh thị trường.

Điều này hoàn toàn trái ngược với tình trạng của các rạp chiếu phim khi liên tục "đóng băng" từ năm 2020 đến nay. Đồng nghĩa là các rạp chiếu phim không có khách, hoặc lượng người xem giảm xuống còn 30-50% trong một thời gian nhất định nhằm bảo đảm phòng chống dịch.

Theo chia sẻ của CGV, tính đến 8/2021, đơn vị này đã phải đóng cửa 77 trên tổng số 81 rạp của mình trên cả nước theo chỉ thị của các cơ quan chức năng trong giai đoạn phòng chống dịch. Còn với Lotte, đơn vị này cũng phải đóng 42/46 rạp. Trong khi đó, từ tháng 2 đến nay, Galaxy đã đóng 18/18 rạp.

bond-no-time-to-die-release-details-16378989641481313460792.jpg
Hậu quả của đại dịch Covid-19, dẫn đến doanh thu điện ảnh gặp khủng hoảng nặng nề trong năm 2020.

Điển hình nhất phải kể đến hãng Warner Bros. Vào tháng 12/2020, hãng phim khiến khán giả vô cùng bất ngờ khi thông báo mọi bản chiếu rạp của WB sẽ có sẵn trên ứng dụng trực tuyến HBO Max.

Theo sau Warner Bros, hàng loạt hãng phim khác cũng đưa ra quyết định tương tự, ví dụ như Disney phát hành sớm một số bộ phim trên Disney+, hoặc Universal cũng mang phim của mình chiếu trên nền tảng Peacock.

Quyết định này ban đầu vấp phải nhiều phản ứng trái chiều, trong đó có nhiều trở ngại liên quan đến đội ngũ sản xuất và các diễn viên tham gia.

Tuy nhiên, sau khi các thỏa thuận bồi thường được đưa ra, việc phát hành song song này dần trở thành hình thức "bình thường mới" của ngành điện ảnh.

dune-space-jam-2-mortal-kombat-box-office-2021-streaming-16390247389491066948946-crop-16390247455861917904138.jpg
Với việc phát hành phim đồng thời tại rạp chiếu và trực tuyến, việc doanh thu phòng vé năm 2021 bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.

Mặc dù vậy, sau 1 năm thử nghiệm, hình thức phát hành này vẫn dấy lên nhiều lo ngại cho doanh thu phòng vé. Còn nhớ vào tháng 8/2021, Adam Aron - CEO của chuỗi rạp AMC lớn nhất thế giới - đã lên tiếng kêu gọi các hãng phim Hollywood cho phép chiếu phim tại rạp trước khi phát hành trên nền tảng số.

Lời kêu gọi này của CEO chuỗi rạp AMC được coi là lời cầu cứu của tất cả các rạp phim hiện nay trong thời kì dịch bệnh hiện nay. Theo đó, ông cho rằng ngành công nghiệp rạp chiếu phim cần tiếp tục được duy trì, kể cả trong thời đại nền tảng số đang gia tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên khi nhìn vào số liệu thực tế, cụ thể là top 10 doanh thu phòng vé Mỹ năm 2021, chúng ta có thể thấy những bộ phim có kế hoạch phát hành độc quyền tại rạp chiếu mang về doanh thu cao nhất.

anh-chinh-natasha-romanoff-black-widow-9835-16390248611731870625618.png
Việc chiếu 2 bộ phim duy nhất phát hành song song lọt vào danh sách top 10 doanh thu phòng vé Mỹ năm 2021 là "Black Widow" và "Dune". (Ảnh: Screen Rant)

8/10 bộ phim này là những phim độc quyền chiếu rạp, 2 bộ phim duy nhất phát hành song song lọt vào danh sách này là Black Widow và Dune. Không chỉ riêng phòng vé tại Mỹ, tình hình chung tại phòng vé toàn cầu cũng tương tự.

Trong khi đó, theo thống kê từ Samba TV, top 5 bộ phim được phát hành trực tuyến thu về chỉ khoảng hơn 30 triệu USD vào các ngày cuối tuần. Trong khi đó, cũng top 5 này khi được chiếu tại rạp cùng ngày lại đạt mức trung bình khoảng 77 triệu USD.

Điều này có nghĩa là, mặc dù việc phát hành trực tuyến đúng là có làm giảm hiệu suất phòng vé nhưng không vì thế mà phòng vé thất thu hoàn toàn trong mùa dịch.

Một trong những nguyên nhân được Screen Rant chỉ ra là do nhiều bộ phim chờ ra rạp độc quyên vào cuối năm nhằm mang lại doanh thu cao nhất có thể, ví dụ như No Time To Die. Đây cũng là một trong những bộ phim có thu nhập cao nhất phòng vé toàn cầu trong năm 2021.

Hiển nhiên là có nhiều yếu tố khác ngoài việc phát sóng trực tuyến làm ảnh hưởng tới doanh thu ngoài rạp, nhưng điều này vẫn là mối quan tâm hàng đầu cho bất kì hãng phim nào.

dune-hbo-max-and-money-1639024916384808988819.jpg
Việc doanh thu phòng vé tụt giảm, nhiều bom tấn không thể đạt mức 1 tỷ USD doanh thu nữa cũng không làm các hãng phim hối tiếc về quyết định phát hành song song.

Thế nhưng, việc doanh thu phòng vé tụt giảm, nhiều bom tấn không thể đạt mức 1 tỷ USD doanh thu nữa cũng không làm các hãng phim hối tiếc về quyết định phát hành song song của họ, đặc biệt là phía Warner Bros.

Thực tế, điều khiến hãng phim lo ngại nhất đó là sự trì hoãn đối với phim của họ bởi sau cùng, doanh thu thực tế họ vẫn có thể thu về được từ cả loại hình chiếu rạp lẫn trên nền tảng trực tuyến.

Theo Screen Rant, doanh thu từ việc phát trực tuyến vốn đã vượt qua doanh thu ngoài rạp từ trước khi Covid-19 tác động đến. Việc người xem có thể xem đi xem lại những bộ phim này trên nền tảng trực tuyến khiến nó sinh lời nhiều hơn so với tại phòng vé.

Các hãng phim chi hàng trăm triệu USD cho mỗi bộ phim để thuyết phục khán giả tới mua vé, tuy nhiên gần một nửa dân Mỹ chỉ đến rạp mỗi năm 1 lần mà thôi. Trong khi đó, khi sử dụng nền tảng số, khán giả buộc phải trả tiền hàng tháng, cao hơn gần 50% so với giá vé rạp phim trung bình.

thequint2021-092b7c5fe8-be1c-4c55-9bb1-8e6b7c3404eaarjun45-16339242070901648434143-16390250072071255130702.png
Việc người xem có thể xem đi xem lại những bộ phim này trên nền tảng trực tuyến khiến nó sinh lời nhiều hơn so với tại phòng vé.

Như vậy, sự thay đổi trong việc phát hành phim vào năm 2021 không thực sự là lỗi của đại dịch Covid-19. Thực tế, lượng khán giả đến rạp đã giảm đi rất nhiều trong 20 năm trở lại đây, từ trước khi Covid-19 xuất hiện.

Điều khiến cho các hãng phim thay đổi chiến lược là do thời đại số đã bắt đầu và đã đến lúc thay đổi. Với năm 2021, Covid-19 chỉ đơn giản là đã đẩy nhanh tiến độ này mà thôi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sự thoái trào của rạp chiếu phim khi nền tảng phát hành phim trực tuyến lên ngôi?