Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giêsu sinh ra đời. Và cứ mỗi mùa Giáng Sinh tới là câu hỏi "Ông già Noel và những chú tuần lộc có thật hay không?" lại được nhắc tới nhiều hơn.
Để trả lời cho câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng đi phân tích và tìm hiểu những kiến thức khoa học để biết thêm một số sự thật thú vị về ngày Giáng Sinh và những chú tuần lộc trong đoàn xe kéo của ông già Noel.
1. Vì sao cỗ xe bay của ông già Noel có 9 con tuần lộc?
Theo đó, ban đầu cỗ xe bay của ông già Noel gồm có 8 chú tuần lộc, xếp thành 2 hàng. Nhưng vào một đêm Giáng sinh, ông già Noel gặp khó khăn trong việc tặng quà cho các em nhỏ vì bầu trời giá rét đầy sương mù. May sao khi ấy, ông phát hiện ra Rudolph - một chú tuần lộc có chiếc mũi đỏ phát sáng. Vậy là ông già Noel cho Rudolph dẫn đầu đoàn xe kéo của mình.
Và chính nhờ chiếc mũi đỏ phát sáng của chú tuần lộc Rudolph đã giúp ông hoàn thành nhiệm vụ đêm Noel. Từ đó cỗ xe của ông có 9 con tuần lộc. Theo truyền thuyết chúng bay được vì ông già Noel cho ăn bột ngô và yến mạch thần kỳ.
Ông già Noel luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng
2. Đoàn tuần lộc của ông già Noel là con đực hay con cái?
Những hình ảnh tượng trưng về đoàn tuần lộc của ông già Noel đều thấy có sự xuất hiện của nhiều nhánh sừng trên đầu. Theo nghiên cứu, những con tuần lộc đực thường rụng sừng vào mùa đông trong khi những con cái thì không như vậy. Do đó, khả năng cao những con tuần lộc trong đoàn kéo của ông già Noel đều là những con cái.
Và đặc biệt là những con tuần lộc của ông già Noel còn có thể bơi được dễ dàng dưới nước nhờ vào lớp da dày.
3. Tại sao ông già Noel phải chui qua ống khói?
Tại sao ông già Noel không bước vào cửa chính mà lại cứ phải chui qua ống khói? Vì thường ông già Noel chỉ đi làm nhiệm vụ vào ban đêm khi đó mọi nhà đều đóng cửa đi ngủ, chỉ còn mỗi cái ống khói là chui vào trong được. Hơn nữa cỗ xe bay của ông đáp trên mái nhà có vẻ dễ dàng hơn là trên mặt đất.
Vào đêm Noel trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà
4. Tại sao ông già Noel lại để quà để vào tất?
Vào đêm Noel trẻ em thường treo những chiếc tất ở cuối giường chờ ông già Noel đến tặng quà. Tại sao lại như thế? Chuyện kể rằng, lúc còn sống thánh Nicolas (sau này là ông già Noel) vì thương tình ba cô con gái đến tuổi lập gia đình nhưng không chàng trai nào chịu lấy vì quá nghèo. Vào một đêm mùa đông, ngài ném 3 đồng tiền vàng vào ống khói nhà các cô gái, vô tình chúng rớt vào các đôi bít tất mà họ hong bên lò sưởi. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất để được nhận quà.
5. Vì sao ông già Noel lại mặc bộ đồ màu đỏ?
Ông già Noel luôn mặc bộ đồ màu đỏ và bộ râu trắng. Nhiều người cho rằng có hình ảnh này là do một chiến dịch quảng cáo của hãng Coca Cola vào năm 1930 (mẫu quảng cáo vẽ ông già Noel mặc bộ đồ đỏ, cầm một chai Coca Cola). Nhưng thực tế bộ quần áo màu đỏ bắt nguồn từ bộ lễ phục giám mục của thánh Nicolas ở thế kỷ 4.
6. Có phải ông già Noel có đến từ Bắc Cực?
Nhiều người nghĩ ông già Noel được bắt nguồn từ các nước Bắc Âu gần vùng Bắc Cực lạnh giá. Thực tế hình ảnh ông già Noel được mô tả theo Thánh Nicolas, 1 vị thánh nhân từ rất được yêu quý ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 1809 nhà văn Washington Irving đã miêu tả Thánh Nicolas bay trên không trung đi phát quà.
Năm 1823 ông già Noel có thêm chiếc xe tuần lộc kéo trong một câu chuyện thần thoại của nhà văn Clement Clarke Moore (Cuộc viếng thăm của thánh Nicolas). Vì thế ngày nay người ta chấp nhận ông già Noel là hóa thân của thánh Nicolas ở thành Myra (Thổ Nhĩ Kỳ).
Và còn có một sự thật đó là, để có thể phát quà cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới trong đêm Giáng sinh, ông già Noel sẽ phải di chuyển với tốc độ 2.092km/giây. Nếu như ông già Noel mà có thật thì ông cũng phải vượt qua khá nhiều trở ngại và gian nan. Và lý thuyết về cơ học lượng tử chắc chắn sẽ là một trong những trở ngại lớn nhất mà ông già Noel khó có thể vượt qua được ở thế giới hiện đại này.
Ngoài ra, chúng ta có thể sẽ không biết trước đó con người thường sử dụng nến để thắp trực tiếp lên cây thông Noel và điều này thực sự nguy hiểm. Chỉ đến khi nhà khoa học, nhà sáng chế nổi tiếng người Mỹ Thomas Edition giới thiệu đèn trang trí Giáng Sinh ra toàn thế giới vào năm 1880.