Cậu bé Charles A. Lindbergh, Jr, con trai Charles Lindbergh bất ngờ bị bắt cóc. Sau thời gian dài tìm kiếm tốn kém rất nhiều công sức và tiền bạc, cuối cùng, cái mà gia đình Lindbergh nhận về là xác của cậu con trai bé nhỏ không còn nguyên vẹn.
Charles Lindbergh, được mệnh danh là “người anh hùng nước Mỹ” vì đã bay qua Đại Tây Dương bằng máy bay một động cơ khi mới 25 tuổi. Ông có một cậu con trai kháu khỉnh tên là Charles A. Lindbergh, Jr. Cậu bé chưa đầy 2 tuổi và được cả gia đình rất cưng chiều.
Đêm ngày 1/3/1932, một đêm đông gió rét, vú em nhà Lindbergh vừa đặt cậu chủ nhỏ trên chiếc cũi rồi cuốn tấm chăn quanh cậu bé để đề phòng bị ngã (cậu bé có thói quen xoay mình khi ngủ).
Khoảng 1 giờ sau, ông Lindbergh nghe thấy một tiếng động lạ phát ra từ trong nhà mình. Ban đầu, ông tưởng tiếng đồ vật gì đó rơi trong bếp, nên cũng không quan tâm nhiều. Sau đó vài phút, vú em phát hiện cậu chủ nhỏ Charles A. Lindbergh, Jr đã không còn nằm trong nôi nữa.
Người anh hùng nước Mỹ Charles Lindbergh
Ông Lindbergh lập tức lên phòng con và phát hiện một phong bì màu trắng ai đó cố tình để lại trên ngưỡng cửa sổ. Mẩu giấy để lại trong phong bì với những lỗi chính tả sai bất thường và ký hiệu kỳ lạ cho thấy hung thủ chủ ý bắt cóc cậu bé đòi tiền chuộc.
Sự việc lập tức được báo cho cảnh sát và chỉ 20 phút sau, cảnh sát địa phương cùng giới truyền thông đã có mặt tại nhà Lindbergh. Công tác tìm kiếm và khám nghiệm hiện trường nhanh chóng được triển khai.
Tuy nhiên, cảnh sát không thu thập được gì nhiều ngoài vết trũng của lốp xe xung quanh nhà và một chiếc thang có thiết kế rất đặc biệt tại bụi cây gần nhà. Dựa vào những gì có trong tờ giấy đòi tiền chuộc, cảnh sát xác định, hung thủ có thể là một người nói thông thạo tiếng Đức.
Vụ bắt cóc quý tử nhà Lindbergh nhanh chóng được cập nhật trên các trang báo lớn, nhỏ. Vì mức độ nghiêm trọng của sự việc và vụ án có liên quan tới người anh hùng dân tộc nước Mỹ, nên đích thân Tổng thống Mỹ, Herbert Hoover đã đến thăm hỏi tình hình.
Tổng thống tuyên bố, ông sẽ đi đến tận cùng để tìm thấy đứa trẻ. Cục Điều tra Liên bang (sau này đổi tên thành FBI) được ủy quyền để điều tra vụ án.
Chiếc thang được tìm thấy ở khu vực gần nhà
Song song với việc điều tra, các quan chức ở New Jersey công bố treo thưởng trị giá 25.000 USD. Đồng thời, gia đình Lindbergh cũng treo thưởng trị giá 50.000 USD cho ai tìm thấy manh mối hay thông tin liên quan tới hung thủ.
Trong lúc cả gia đình nhà Lindbergh như ngồi trên đống lửa, chờ đợi tin tức từ hung thủ về cậu con trai thì vài ngày sau đó, lá thư đòi tiền chuộc thứ 2 được gửi đến nhà Lindbergh.
Lá thư màu đỏ lục, được đóng dấu bưu điện ở Brooklyn. Một ngày sau đó, lại tiếp tục lá thư khác được gửi tới. Lá thư này cũng đóng dấu từ Brooklyn.
Ông Ed Mulrooney - nhân viên của sở Cảnh sát New York lập tức đề nghị cho điều tra bưu điện ở Brooklyn bởi kẻ bắt cóc rất có thể đã ra vào khu vực đó. Nhưng do mâu thuẫn trong việc xử lý tình huống giữa gia đình Lindbergh và phía cơ quan điều tra nên ý tưởng đó vẫn chưa được thực hiện.
Lá thư tiếp theo lại được gửi tới và vẫn đến từ Brooklyn. Bức thư này thông báo rằng, vì cảnh sát đã nhúng tay vào vụ này nên số tiền chuộc được nâng lên mức 70.000 USD. Những ngày sau đó, những lá thư vô danh cứ lần lượt được gửi đến nhà Lindbergh.
Đến lá thư thứ 12 thì hai bên đã thỏa thuận tiền chuộc và trao đổi con tin. Gia đình Lindbergh chấp nhận trả tiền chuộc với điều kiện, kẻ bắt cóc phải đảm bảo rằng đứa trẻ còn nguyên vẹn và khỏe mạnh.
John F. Condon, một vị hiệu trưởng đã về hưu tại địa phương, tình nguyện đi đàm phán trực tiếp với kẻ bắt cóc. Tên bắt cóc hướng dẫn John tới một chiếc thuyền bỏ hoang, nơi chúng giam giữ Charles.
John làm đúng theo hướng dẫn và đặt số tiền 50.000 USD vào đúng nơi tên bắt cóc yêu cầu với hi vọng nhanh chóng giải cứu được cậu bé. Nhưng thật bất ngờ, John không thấy chiếc thuyền nào như chúng đã nói và cậu bé Charles cũng không thấy đâu. Vụ án rơi vào ngõ cụt.
Thông tin về vụ cậu quý tử nhà Lindbergh thường xuyên được giới truyền thông cập nhật
Bất ngờ, vào tháng 5 năm đó, một xác chết trẻ em được tìm thấy trong khu đất thấp ở một khu rừng cách nhà của phi công Lindberghe không xa. Xác chết bị lá cây và côn trùng che phủ. Xương chân bên trái, tay trái và cánh tay phải bị mất tích, nội tạng không còn chút nào vì bị các động vật khoét sạch.
Do cơ thể phân hủy gần như hoàn toàn nên bước đầu rất khó xác định được nạn nhân là bé trai hay bé gái. Nguyên nhân cái chết được xác định là nạn nhân bị đánh vào đầu và xương sọ bị tổn thương nặng.
Phải mất ít nhất một ngày sau đó, cảnh sát mới xác định được đó là Charles A. Lindbergh, Jr. Cậu bé xấu số đã được gia đình đem đi hỏa táng, kết thúc 73 ngày sống trong lo lắng và chờ đợi.
Các thám tử vẫn nỗ lực bằng mọi cách truy tìm những manh mối có thể còn sót lại. Họ phỏng vấn những người bạn và người thân đã từng liên lạc với gia đình Lindberghs để tìm thêm những tài liệu mới, nhằm làm rõ chân tướng sự việc. Vụ án tưởng chừng như đi vào bế tắc sau 2 năm không có bất cứ manh mối nào của kẻ thủ ác.
Xác cậu bé Charles A. Lindbergh, Jr, 20 tháng tuổi sau đó được tìm thấy trong rừng cây gần nhà
Bỗng nhiên, vào năm 1934, một người bán xăng nhận hóa đơn thanh toán tiền đáng ngờ của 1 vị khách đi ô tô, sau khi vị khách này mua xăng tại cây xăng công cộng. Sự việc lập tức được báo cho cảnh sát Liên bang.
So sánh số seri trên tờ hóa đơn này, cảnh sát thấy nó khớp với tờ hóa đơn mà gia đình Lindberghs đã đưa tiền chuộc cho tên bắt cóc. Ngay lập tức, danh tính chủ nhân của tờ hóa đơn được xác định là Brono Richard Hauptmann, 35 tuổi.
Hắn là một người Đức nhập cư trái phép tới sống ở vùng Bronx được hơn 10 năm. Hauptmann nhanh chóng bị áp giải để phục vụ cho việc điều tra.
Qua kiểm tra sơ bộ, cảnh sát tìm thấy 15.000 USD tiền chuộc được cất giấu ở phía sau tường của gara để xe. Những mảnh gỗ tìm thấy ở nhà để xe của Hauptmann cũng hoàn toàn trùng khớp với vật chứng tìm được ở hiện trường nơi nạn nhân xấu số bị bắt cóc.
Phiên tòa xét xử kẻ thủ ác diễn ra ngay sau đó với những chứng cứ đầy đủ và rõ ràng. Vụ xét xử thu hút sự chú ý và quan tâm của hàng triệu người dân trên nước Mỹ và thế giới. Các thông tin chi tiết về tên tội phạm, phiên tòa xét xử, tội danh liên tục được đăng tải trên các phương tiện truyền thông.
Chiếu mức độ tội phạm nguy hiểm, dã man của tên Hauptmann, tòa án bang New Jersey đã báo buộc hắn tội "bắt cóc, giết người" và nhận án tù chung thân. Nhưng do sức ép của dư luận, hắn đã bị tử hình vào năm 1936.
Đây được coi là "VỤ ÁN THẾ KỶ", bởi nạn nhân là con của người anh hùng nước Mỹ. Mặc dù kẻ thủ ác bị tử hình nhưng dư luận vẫn đặt nhiều câu hỏi nghi vấn xung quanh vụ án này.
Vụ án buộc Chính phủ Liên bang phải điều tra, tìm hiểu bản chất của tội phạm bắt cóc từ cấp địa phương đến tội phạm Liên bang.