Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Minh Khang| 28/02/2017 18:12
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thực trạng trộm cắp, cướp giật tài sản của khách nước ngoài đang tồn tại làm xấu đi hình ảnh du lịch Việt Nam trong mắt các du khách quốc tế.

Chuyên mục Nhận diện tội phạm trong chương trình An ninh toàn cảnh phát sóng 10h55 ngày 28/2 một lần nữa đề cập tới thực trạng nhức nhối này.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong tháng 2/2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam là gần 2 triệu lượt, tăng 19% so với tháng 1 và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là những tín hiệu tích cực cho ngành Du lịch Việt Nam trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, khi các địa phương đang nỗ lực cố gắng để phát triển ngành công nghiệp không khói, thì vẫn tồn tại một thực trạng đáng buồn, đó là thực trạng trộm cắp, cướp giật tài sản của khách nước ngoài. Chuyên mục Nhận diện tội phạm trong chương trình An ninh toàn cảnh phát sóng 10h55 ngày 28/2 một lần nữa đề cập tới thực trạng nhức nhối này.

Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Chọn đối tượng gây án

Việt Nam đang là điểm đến hấp dẫn của hàng triệu lượt du khách quốc tế. Những người dân Việt Nam thân thiện, hiền hòa, mến khách luôn chào đón bạn bè quốc tế năm châu đến tìm hiểu văn hóa, thiên nhiên và con người của dân tộc có hàng ngàn năm văn hiến. Hòa chung niềm vui đó, chúng ta không khỏi lo lắng trước vấn nạn cướp giật tài sản của người nước ngoài, để kịp thời ngăn chặn loại tội phạm này. Chuyên mục Nhận diện tội phạm giúp người xem nhận diện phương thức, thủ đoạn của chúng.

Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Cướp giật

Theo PGS.TS.Đỗ Cảnh Thìn – PGĐ TT nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm – Học viện CSND, người nước ngoài họ không thông thuộc địa bàn, ngôn ngữ, phong tục, họ hoàn toàn là người xa lạ… Đó chính là yếu tố bất lợi khiến các đối tượng xấu nhằm vào nhóm người nước ngoài để gây án. Khi gây án độ an toàn cao hơn là khi gây án với người bản địa.

Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Du khách quốc tế

Nhóm tội phạm thường lang thang đèo nhau trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, mục tiêu là các vậy dụng mang theo người của khách du lịch quốc tế như máy ảnh, điện thoại, túi xách… Rình sơ hở của khách nước ngoài trong khu phố cổ, chúng sẽ điều khiển xe máy áp sát đối tượng, sau đó một người ngồi sau nhanh tay giật đồ. Chúng cũng len lỏi vào các phố đi bộ, theo dõi mục tiêu và thực hiện hành vi trộm cướp, sau đó chúng sẽ mang các vật dụng cá nhân cướp được như máy ảnh, điện thoại, tới các tiệm bán để lấy tiền tiêu xài.

Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Theo dõi đối tượng

Để ngăn chặn tội phạm cướp giật, bảo vệ tài sản cho du khách và xây dựng hình ảnh tốt đẹp của người Việt Nam trong mắt người nước ngoài rất cần sự chung tay của toàn xã hội. Tuy nhiên, theo PGS.TS.Đỗ Cảnh Thìn, để phòng tránh tình trạng này chúng ta nên có những hành động cụ thể như: đặt biển thông báo cảnh báo bằng tiếng Anh ở các khu vực có nhiều du khách quốc tế; nên có camera kiểm soát đường phố; và có lực lượng an ninh đường phố tuần tra kiểm soát bảo vệ an ninh trật tự; thấy đối tượng đeo bám người nước ngoài chúng ta cần thể hiện rõ ý thức của người dân cảnh giác, để ý thì những đối tượng đó không có điều kiện dễ dàng thực hiện hành vi xấu. 

Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài

Tìm đối tượng

Chuyên mục “Nhận diện tội phạm” của bản tin An ninh toàn cảnh (phát sóng vào 10h55 đến 11h55 hàng ngày) cũng nhắc nhở chúng ta thấy rõ, trách nhiệm của mỗi người dân và toàn xã hội trong việc đẩy lùi các hành vi trộm cắp, cướp giật tài sản của người nước ngoài. Điều đó sẽ góp phần xây dựng hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thông qua những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt của du khách quốc tế mỗi khi đến Việt Nam. Chính họ sẽ là những đại sứ du lịch truyền đi những thông điệp du lịch Việt Nam cho những du khách quốc tế sẽ đến Việt Nam trong tương lai.  

Clip chương trình:

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện phương thức trộm cướp tài sản của người nước ngoài