Khối 28 thành viên này là cơ quan chính phủ nước ngoài đầu tiên chính thức lên tiếng lo ngại về đề xuất của Cục An ninh. Các sửa đổi có thể có hiệu lực đối với công dân EU, hoặc cư trú tại Hồng Kông hoặc chỉ quá cảnh.
EU cho biết các quan chức Hồng Kông nên tham khảo ý kiến công chúng rộng rãi hơn về một vấn đề nhạy cảm như vậy.
Liên minh châu Âu đã lên tiếng lo ngại về một đề xuất của chính phủ Hong Kong cho phép những người chạy trốn được trao lại cho Trung Quốc đại lục.
Họ nói các quan chức nên tìm hiểu rõ hơn quan điểm của công chúng đối với vấn đề nhạy cảm này trước khi thực hiện sự thay đổi, và họ lo lắng về tác động tiềm ẩn đối với các công dân ở đây hoặc khách tham quan thành phố.
EU là cơ quan chính phủ nước ngoài đầu tiên chính thức bày tỏ sự lo lắng về kế hoạch này. Cục An ninh dự định sửa đổi các luật hiện hành để cho phép dẫn độ người chạy trốn trong từng trường hợp cụ thể sang Trung Quốc đại lục và tất cả các khu vực pháp lý khác mà thành phố thiếu một thỏa thuận dẫn độ.
Hôm thứ Sáu, một phát ngôn viên của EU cho biết, chúng tôi lo ngại về những sửa đổi có hiệu lực đối với các công dân EU, hoặc cư trú tại Hồng Kông hoặc quá cảnh, và về khả năng bị dẫn độ của những người chạy trốn. Các biện pháp bảo vệ thỏa đáng nên được thi hành trong một vài trường hợp dẫn độ.
Một cuộc tham vấn cộng đồng sâu rộng hơn bao gồm cả tham vấn với các quốc gia hiện đang có các thỏa thuận dẫn độ với thành phố, sẽ rất cần thiết đối với một vấn đề nhạy cảm như vậy, EU cho biết.
Chính phủ Hong Kong đã kiên quyết không tiến hành tham vấn chính thức cho những thay đổi được đề xuất, chỉ cho phép công chúng gửi quan điểm của họ trong khoảng thời gian 20 ngày và nó đã kết thúc vào tuần trước.
“Chúng tôi lo ngại về ảnh hưởng của việc sửa đổi đối với công dân EU, hoặc cư trú hoặc quá cảnh tại Hong Kong”, Liên minh châu Âu đã bày tỏ sự lo ngại của mình.
Điều này được hiểu rằng EU dù đã không đưa ra bất kỳ một đệ trình nào nhưng đã bày tỏ sự quan tâm trực tiếp đến chính phủ Hong Kong.
EU nói thêm họ sẽ đưa một đề xuất rõ ràng cùng với các lãnh sự quán của các quốc gia thành viên EU tại Hồng Kông, nếu dự luật này chính thức được đệ trình.
“Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ các động thái và liên lạc với chính quyền Hồng Kông để truyền đạt mối quan tâm của mình cũng như hành động khi cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho công dân chúng tôi”, phát ngôn viên EU cho biết.
Trong một bản đệ trình lên Cục An ninh tuần trước, Phòng Thương mại Mỹ đã chỉ trích đề xuất về thỏa thuận dẫn độ và cảnh báo điều đó sẽ làm tổn hại danh tiếng “thành phố thiên đường an toàn cho doanh nghiệp quốc tế” của Hong Kong.
Người phát ngôn của Cục An ninh cho biết đề xuất này có liên quan đến luật pháp và thông lệ được áp dụng bởi các khu vực pháp lý khác, như Anh và Canada. Thành phố có toàn quyền quyết định dựa trên những cân nhắc của chính mình.
“Văn phòng đang nghiên cứu các quan điểm của công chúng và sẽ xem xét cẩn thận [trước khi] chuẩn bị dự luật sửa đổi và đệ trình lên Hội đồng Lập pháp”, phát ngôn Cục An ninh cho biết.
Cục trưởng An ninh John Lee Ka-chiu hôm thứ Tư tuyên bố hai phần ba trong số 4.500 đệ trình công khai nhận được cho đến nay đã ủng hộ kế hoạch này.