Với những điểm sáng đầy nổi bật, HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 lên 7,6%.
Hội thảo Triển vọng Thị trường 2022, Ông Tim Evans - Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, cho biết kinh tế Việt Nam đã đón “bình minh” sau khi Covid-19 đi qua.
Ông chỉ ra rằng, trong năm nay, các tổ chức xếp hạng tín dụng đã liên tục nâng hạng đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam. Sau S&P thì đầu tháng 9, Moody’s cũng đã nâng xếp hạng tín nhiệm với Việt Nam lên Ba2 và chỉ đang kém mức đầu tư chỉ 1 bậc. Fitch trước đó nâng hạng Việt Nam lên BB vào tháng 5/2018 và xếp hạng BB về triển vọng tính cực.
Ông Evans cho biết, dù PMI trong tháng 9 thấp hơn so với tháng trước đó nhưng các điều kiện sản xuất của Việt Nam vẫn được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang được kỳ vọng trở thành thị trường tiêu dùng toàn cầu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2030, vượt cả Đức và Anh.
Chỉ trong quý III/2022, GDP của Việt Nam tăng 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ sự hồi phục quy mô lớn cùng với việc thế giới mở cửa trở lại, nhu cầu trong nước đã hồi phục, sản xuất và xuất khẩu tiếp tục tăng. GDP của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm tăng 8,83%, cao nhất trong 11 năm qua.
Với những điểm sáng đầy nổi bật, HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 lên 7,6%.
Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới WB dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 7,2%, trong khi tăng trưởng toàn cầu suy yếu 2,8% trong năm 2022. Việt Nam có lợi thế là lao động chất lượng cao trong khi chi phí lại phải chăng, điều này giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chuyển hoạt động sản xuất đến. Sản xuất phục vụ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chính là 2 yếu tố đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Còn ông Frederic Neumann, Kinh tế trưởng Khối Nghiên cứu Kinh tế châu Á - Ngân hàng HSBC vẫn vững vàng, với mức 6% được dự báo cho năm tới và nằm trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất trên thế giới.