Ký kết thông tư liên tịch quy định chi tiết về số tiền đã đặt để bảo đảm

Song Mai| 04/07/2018 09:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vừa qua, Bộ Công an tổ chức Lễ ký Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

Vừa qua, Bộ Công an tổ chức Lễ ký Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm.

Ký kết thông tư liên tịch quy định chi tiết về số tiền đã đặt để bảo đảm

Phó Chánh ánTANDTC Nguyễn Trí Tuệ tại Lễ ký Thông tư liên tịch

Tham dự buổi lễ có Thượng tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Lê Hữu Thể, Phó Viện trưởng VKSNDTC; Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Trí Tuệ; các đồng chí đại diện lãnh đạo cấp vụ, phòng thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính,VKSNDTC và TANDTC.

Thực hiện quy định tại khoản 6 Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, VKSNDTC và TANDTC  xây dựng Thông tư liên tịch quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để bảo đảm, bao gồm 04 chương và 16 điều.

Việc áp dụng biện pháp đặt tiền bảo đảm để thay thế biện pháp tạm giam thể hiện tinh thần nhân văn, tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được tại ngoại mà vẫn đảm bảo chấp hành pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố xét xử. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này thống nhất, đúng quy định của pháp luật, tránh áp dụng tràn lan, không đúng đối tượng cần phải có hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục đối với biện pháp bảo đảm này.

Thông tư liên tịch đã hướng dẫn cụ thể về căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng có thể quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo (tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, tình trạng tài sản, nhân thân, nơi cư trú….) và căn cứ không cho áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm đối với bị can, bị cáo dùng thủ đoạn xảo quyệt, phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; Bị can, bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, tái phạm, tái phạm nguy hiểm; Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã; Phạm nhiều tội; Phạm tội nhiều lần. Ngoài hướng dẫn nội dung này, Thông tư liên tịch còn hướng dẫn các nội dung về mức tiền đặt bảo đảm; trình tự, thủ tục đặt tiền bảo đảm và xử lý tiền đặt bảo đảm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ký kết thông tư liên tịch quy định chi tiết về số tiền đã đặt để bảo đảm