Văn hóa- Thể thao

Đường về chốn linh thiêng Phố Hiến

Tuấn Dũng 12/02/2024 - 10:07

Phố Hiến (Hưng Yên) từng là thương cảng hàng đầu của nước ta, dân gian có câu “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Hiện tại khi đến với Phố Hiến bạn sẽ được chiêm ngưỡng quần thể hệ thống di tích, các ngôi đền, chùa cổ kính, lâu đời với những giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc.

Đặc biệt trong các dịp lễ hội, ngày Tết lượng khách hành hương, vãn cảnh đền, chùa rất lớn.

Phố Hiến, thương cảng sầm uất của Việt Nam hồi thế kỷ 16 và 17 nằm trong thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên).

Thành phố Hưng Yên được tổ chức theo 4 khu vực chính: Khu vực cần bảo tồn, tôn tạo (khu vực Phố Hiến); Khu vực cần cải tạo chỉnh trang (khu phố cũ); Khu vực xây dựng mới (khu đô thị mới); Khu nhà vườn sinh thái (trồng cây nhãn truyền thống của tỉnh).

Theo các nhà nghiên cứu, Phố Hiến đã có từ giữa thế kỷ XV (năm 1471), khi vua Lê Thánh Tông đặt ra 12 thừa tuyên. Đến thế kỷ XVI, Phố Hiến dần trở thành một đô thị, một thương cảng mới, trung tâm thương mại, giao lưu, thu hút thương nhân quốc tế đến buôn bán, giao thương.

Thời xa xưa, mảnh đất này tọa lạc tại tả ngạn sông Hồng. Đô thị phát triển từ thế kỷ 15 và đạt giai đoạn cực thịnh nhất vào thế kỷ 17. Thời kỳ bấy giờ nơi đây là trung tâm giao thương của nước ta với nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp, Hà Lan… Cộng đồng dân cư bao gồm khoảng 2000 ngôi nhà cùng hơn 20 phường làm ăn được hình thành.

Sự tồn tại và phát triển của Phố Hiến cùng với Kinh đô Thăng Long, phố cổ Hội An (Quảng Nam) thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của ông cha ta trên lĩnh vực phát triển công - thương nghiệp và giao lưu quốc tế, là bài học quý cho công cuộc đổi mới, mở cửa của đất nước ta ngày hôm nay.

Phố Hiến đạt tới sự thịnh vượng nhất vào thế kỷ XVII, không chỉ là đầu mối giao lưu quốc tế, là điểm trung chuyển hàng hóa vào kinh thành Thăng Long, mà còn là một đại đô thị nên thơ soi bóng nước sông Hồng.

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến (TP. Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg, ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, các di tích được trùng tu, tôn tạo, bảo tồn nhằm gìn giữ những nét đẹp văn hóa của Phố Hiến vang bóng một thời cũng như thúc đẩy, quảng bá du lịch Hưng Yên.

Khu vực thương cảng sầm uất với tàu thuyền ngược xuôi xưa, nay gần như lùi khá sâu với sông Hồng do sự bồi đắp và đời sống ngày càng mở mang, phát triển của người dân.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến gồm 16 di tích tiêu biểu hợp thành, đó là: Văn Miếu Xích Đằng, đền Mây, đền Kim Đằng, đền Trần, đền Mẫu, đền Thiên Hậu, Võ Miếu, chùa Phố, đền Bà Chúa Kho, chùa Chuông, đình An Vũ, đền Nam Hòa, đền Cửu Thiên Huyền Nữ, đình - chùa Hiến, Đông Đô Quảng Hội và chùa Nễ Châu.

Mỗi khi Tết đến Xuân về, đền Trần, đền Mẫu là những ngôi đền linh thiêng đón một lượng du khách thập phương hành hương về đây đặc biệt lớn.

3(1).jpg
Đền Trần nằm trên đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên ngày nay và là trung tâm của Phố Hiến xưa. Ngôi đền thờ Anh hùng dân tộc kiệt xuất Trần Hưng Đạo đã được xếp hạng Di tích Lịch sử văn hóa quốc gia năm 1992. Đền nằm trên nền đất đẹp và nhìn ra hồ Bán Nguyệt xanh biếc ấn tượng. Kiến trúc đền Trần được xây theo kiểu chữ Tam, bao gồm: đại bái, trung từ và hậu cung.
a.jpg
Khu vực Dốc Đá cuối hồ Bán Nguyệt, được cho là cảng Vạn Lai Triều, nơi tàu thuyền thương nhân cập bến, là trung tâm Phố Hiến xưa với hoạt động giao thương sầm uất của các thương nhân vào thế kỷ 16, 17. Nằm bên cạnh Hồ Bán Nguyệt là những ngôi đền linh thiêng như đền Trần, đền Mẫu,...
1222.jpg
Tương truyền mảnh đất này trước đây là nơi đóng quân của Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, thấy rằng đây là nơi hội tụ của 3 dòng sông: sông Hồng, sông Châu Giang và sông Luộc, đoạn trước cửa đền có tên gọi là Phú Lương (tên cổ của sông Hồng) nên ông đã chọn nơi đây làm căn cứ.
1(1).jpg
Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn sinh ngày 10 tháng Chạp năm Mậu Tý (1228) trong một gia đình quý tộc người hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định (nay là Bảo Lộc- Mỹ Phúc, ngoại thành Nam Định). Cha Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương Trần Liễu, anh ruột Vua Trần Thái Tông, mẹ Trần Quốc Tuấn là Nguyệt Vương Phi. Trần Quốc Tuấn đã hai lần tham gia lãnh đạo (lần thứ hai và ba) quân và dân ta chống lại giặc Nguyên Mông xâm lược.
1333.jpg
e.jpg
Trần Hưng Đạo là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc, một thiên tài quân sự, một danh nhân văn hoá lớn mà tên tuổi và sự nghiệp của ông sống mãi với lịch sử dân tộc. Ông mất ngày 20/8/1300 (Âm lịch) tại Vương Phú - Vạn Kiếp - Chí Linh - Hải Dương. Sau khi ông mất, để tưởng nhớ công lao to lớn của ông nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Đền Trần được khởi dựng từ đời Trần, ban đầu quy mô nhỏ, trải qua các triều đại đều được trùng tu, tôn tạo. Đến thời Nguyễn được trùng tu với quy mô lớn và kiến trúc như ngày nay. Năm 1992, Đền Trần được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.
i.jpg
h.jpg
Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam gồm: Tiền tế, trung từ và hậu cung. Từ ngoài vào là cổng nghi môn xây kiểu chồng diêm hai tầng tám mái, cửa vòm cuốn, trên cổ diêm ghi 4 chữ: “Kiếm Khí Đẩu Quang” (tinh thần yêu nước toả sáng); phía dưới cửa cuốn đề: “Trần Đại Vương từ” (Đền Trần Đại Vương).
img_4505.jpg
Đông đảo du khách trong ngày Tết thành kính dâng hương tại đền Trần.
ok2.jpg
Không khí tâm lính sâu lắng.
ok5.jpg
Du khách thập phương từ các tỉnh đổ về ngày càng đông trong dịp Tết Nguyên đán 2024.
okk.jpg
okkk.jpg
Toà đại bái gồm 5 gian, kết cấu kiến trúc kiểu vì chồng rường giá chiêng, các con rường được chạm hình đầu rồng cách điệu, gian giữa treo bức đại tự "Thân hiền tại vọng” (Ngưỡng vọng người hiền tài). Nối tiếp đại bái là 5 gian trung từ, kiến trúc vì kèo quá giang đơn giản, bào trơn đóng bén, không có hoa văn. Phía tiếp giáp với hậu cung treo bức đại tự: “Công đức như Thiên” (Công đức của thánh rộng lớn như trời). Giáp với trung từ là ba gian hậu cung, thờ Trần Hưng Đạo và toàn bộ gia thất của ông.
ok3.jpg
Hàng năm, lễ hội đền Trần được tổ chức vào ngày 20/8 và ngày 8/3 âm lịch, để tưởng nhớ tới ngày mất của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và ngày chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông.
ok1.jpg
z5153969233691_9345e5ae9300f585941cc184e650d3e3.jpg
Đền Trần là di tích tưởng niệm Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn, một Anh hùng dân tộc, một Danh nhân văn hoá của nhân loại. Đền Trần có ý nghĩa rất lớn với Phố Hiến nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung.
y.jpg
Giữa tiết Xuân Giáp Thìn, bâng khuâng trên Phố Hiến, nghe như thấy vang vọng sóng nước sông Hồng với những cánh buồm cổ bốn phương lộng gió, cùng âm thanh nhộn nhịp, sôi động của các thương điếm, của một thương cảng sầm uất, của một đại đô thị Phố Hiến xưa đẹp như tranh, trong mỗi người như bừng lên ước vọng về một sự gặp gỡ mùa Xuân diệu kỳ...
f.jpg
Tọa lạc tại đường Bãi Sậy, phường Quang Trung, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên – đền Mẫu (hay còn được gọi là Hoa Dương Linh Từ) là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng của tỉnh Hưng Yên, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách thập phương.
g.jpg
Đền Mẫu toạ lạc trên một vùng đất rộng gần 3000m2, phía trước là hồ bán nguyệt, xa hơn một chút là con đê sông Hồng. Đền thờ bà Dương Quý Phi của triều Tống Trung Hoa, đây là điểm khác biệt hiếm thấy trong các ngôi đền cổ của người Việt. Trong cuốn “Đại Nam nhất thống chí” có ghi lại Đền Mẫu được khởi dựng vào thời Trần Nhân Tông, năm 1279. Tuy đã qua các thời kì tu sửa nhưng khi đến Đền Mẫu, du khách vẫn được hưởng trọn vẹn vẻ lâu đời, cổ kính còn vương lại trên từng viên gạch, mái chùa hay những pho tượng. Đền Mẫu được xây trên thế “ngọa long” hòa cùng cảnh hồ bán nguyệt trên đê sông Hồng tạo nên một thế đứng “Sơn Diễu Thủy” êm ả, hiền hòa.
222.jpg
Tương truyền theo lời kể của Ngọc Phả - vợ vua Tống Đế Bính. Vào năm 1279 khi quân Nguyên xâm lược nước Tống, Hoàng đế cùng hoàng thân quốc thích đã xuống thuyền chạy trốn về phương Nam. Trên đường bỏ chạy họ đã bị Trường Hoằng Phạm, một vị tướng của nhà Nguyên bắt lại được. Trải qua quá trình tra khảo, vua cùng các vị phi tần không chịu khuất phục nên đã tự nhảy xuống biển để tuẫn tiết. Sau đó xác của bà Dương Quý Phi đã dạt vào bãi cát được nhân dân chôn cất và lập đền thờ. Đây là ngôi đền độc nhất vô nhị nằm trong quần thể di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến, một di tích lịch sử không chỉ đẹp về địa thế, kiến trúc, cảnh quan mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo của Phố Hiến xưa.
b.jpg
Nghi môn của Đền được xây dựng khá đẹp, kiến trúc kiểu chồng diêm hai tầng 8 mái, cửa xây vòm cuốn, có một cửa chính và 2 cửa phụ. Trên vòm cuốn có bức đại tự ghi kiểu chữ Triện: “Dương Thiên Hậu - Tống Triều” và bức đại tự được ghép bằng các mảnh gốm lam, nét điển hình của kiến trúc thời Nguyễn, theo chữ Hán: “Thiên Hạ mẫu nghi” (Người mẹ sáng suốt trong thiên hạ):.
ok6.jpg
Bước qua cánh cổng chùa, khách đến chiêm bái như bước vào không gian của cõi Phật - Thánh với khói nhang phảng phất, cảnh sắc thanh bình và tiếng chim muông líu lo. Ngay trước sân Đền là tán cây cổ thụ rủ bóng um tùm quanh Đền, càng tăng thêm vẻ trang nghiêm, u tịch.
111.jpg
img_4541.jpg
img_4544.jpg
img_4551.jpg
img_4539.jpg
1-3-.jpg
2.jpg
6.jpg
9.jpg
10.jpg
14.jpg
12.jpg
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đường về chốn linh thiêng Phố Hiến