Doanh nghiệp - Doanh nhân

Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống

Trang Nhi 10/07/2024 - 11:33

Ngành đồ uống (bao gồm rượu, bia và nước giải khát) đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ dịch bệnh, xung đột quốc tế và các hạn chế chính sách trong thời gian qua. Những ảnh hưởng này đã dẫn đến sụt giảm đáng kể về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Hiệp hội Bia - Rượu - Nước Giải khát Việt Nam (VBA) vừa chính thức đưa ra đề xuất về việc điều chỉnh và giãn cách lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, thông qua Công văn số 28/CV-VBA ngày 1/7/2024 gửi đến Bộ Tài chính.

vba.jpeg
Ảnh minh hoạ

VBA nhấn mạnh rằng ngành đồ uống (bao gồm rượu, bia và nước giải khát) đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ dịch bệnh, xung đột quốc tế và các hạn chế chính sách trong thời gian qua. Những ảnh hưởng này đã dẫn đến sụt giảm đáng kể về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Với mong muốn hỗ trợ cho doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt một cách hợp lý, VBA đề xuất lùi thời gian hiệu lực và giảm mức thuế so với dự thảo ban đầu của Bộ Tài chính. Theo đó, VBA đề nghị mức thuế tối đa chỉ tăng lên đến 80% vào năm 2031, thay vì 100% như đã đề xuất trước đó.

VBA cũng nhấn mạnh đến các vấn đề liên quan đến an ninh việc làm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và tác động đến người tiêu dùng do việc tăng thuế có thể dẫn đến tăng giá sản phẩm và sự chuyển đổi tiêu dùng sang các sản phẩm thay thế kém chất lượng. VBA cũng đề xuất các biện pháp cụ thể để chống hàng giả, hàng lậu và bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường.

VBA mong muốn Bộ Tài chính có những đánh giá tác động toàn diện và khoa học nhằm xây dựng một Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) có hiệu quả cao và phù hợp với tình hình thực tế của ngành đồ uống, góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

VBA đưa ra 3 kiến nghị đối với việc sửa dổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

Thứ nhất, thời điểm hiệu lực của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) từ năm 2027.

Thứ hai, đối với sản phẩm rượu, bia, cần xem xét giảm mức tăng thuế và giãn lộ trình tăng một cách hợp lý để tránh gây “sốc”; ổn định thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp thích nghi với việc tăng thuế trong trong thời gian tới.

Đối với Bia:
- Từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 70%
- Từ 1/1/2029- 31/12/2030: 75%
- Từ 1/1/2031: 80%

Đối với Rượu từ 20 độ trở lên:- Từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 70%

- Từ 1/1/2029- 31/12/2030: 75%
- Từ 1/1/2031: 80%

Đối với Rượu dưới 20 độ:

- Từ 1/1/2027 – 31/12/2028: 40%
- Từ 1/1/2029- 31/12/2030: 45%
- Từ 1/1/2031: 50%

Thứ ba, xem xét bỏ điểm l khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật, theo đó không bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Đối với ngành sản xuất nước giải khát có đường, Hiệp hội VBA cho rằng tăng thuế không phải là giải pháp hiệu quả để giảm tỷ lệ thừa cân và béo phì, nhất là khi lượng tiêu thụ nước giải khát ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác.
Trong đề án xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính cho rằng, cần có luật mới nhằm giải quyết những bất cập phát sinh, khuyến khích chuyển đổi nhập khẩu, sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế tiêu dùng hàng hóa có hại cho sức khỏe.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành đồ uống