Chia sẻ về đôi mắt của Vân Hugo khiến nhiều người giật mình về bệnh nhược thị

Thảo Nguyên(TH)| 23/11/2016 10:32
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh nhược thị đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu không điều trị sớm, khả năng làm việc của mắt có thể bị suy nhược, gây ảnh hưởng lớn đến sự hình thành thị giác 2 mắt thậm chí dẫn đến mù lòa.

VIDEO

Tham gia chương trình "Ghế không tựa" với vai trò khách mời, Vân Hugo gây xúc động cho người xem khi chia sẻ nỗi buồn của bản thân trong cuộc sống. MC cho biết cô mắc chứng nhược thị, đã mổ nhưng mắt trái ngày càng mờ đi và không có cách nào chữa trị. Cô cười buồn khi nói tất cả những gì khán giả nhìn thấy về một nữ MC xinh đẹp, tự tin chỉ là vẻ bề ngoài. "Trang điểm thì sẽ long lanh như thường nhưng thật sự một bên mắt đã hỏng hoàn toàn rồi".

Vậy ngược thị là gì? Và nguy cơ như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến nhược thị

Còn được gọi là bệnh “mắt lười”, nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác.

Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Tiếp đến là nhược thị do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).

Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi...

Nhược thị là còn là do sự suy giảm thị lực khi võng mạc không được kích thích hoặc do tổn thương ở khu vực  cạnh trung tâm hay trung tâm của võng mạc – hoàng điểm (điểm vàng)

Chia sẻ về đôi mắt của Vân Hugo khiến nhiều người giật mình về bệnh nhược thị

MC Vân Hugo

Nguy cơ bị nhược thị

Thông thường khi nhỏ, trẻ bị nhược thị không phàn nàn về thị lực kém, và thỉnh thoảng vấn đề này chỉ được phát hiện lần đầu tiên khi kiểm tra thị lực cả 2 mắt (như việc kiểm trả mắt định kỳ ở trường học).

Đôi khi, phải chú ý tật lác mắt của trẻ khi một bên mắt xuất hiện bị lệch. Với một trong các bệnh lý trên (như là lác mắt ở bên nào, sa mí mắt, hay đục thuỷ tinh thể bẩm sinh), bác sĩ cần kiểm tra tổng quát định kỳ tình trạng nhược thị của trẻ.

Người có nguy cơ cao bị nhược thị khi: Loạn thị nặng, viễn thị hay cận thị; Sự chênh lệch hình ảnh giữa hai mắt; Mất thị lực do các khiếm khuyết thị lực bẩm sinh như sa mí mắt, cườm mắt hay những tổn thương khác ở mắt…

Điều trị nhược thị như thế nào?

Nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.

Nếu nhược thị không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động là phương pháp điều trị rất tốt.

Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần cho những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt.

Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân. Trong đó, phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.

Do đó, cần thường chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách thường xuyên đo độ nếu mắt có tật khúc xạ. Không nên xem thường mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.

Chia sẻ về đôi mắt của Vân Hugo khiến nhiều người giật mình về bệnh nhược thị

Kiểm tra mắt khi có những dấu hiệu bất thường đầu tiên để chủ động bảo vệ mắt kịp thời

Phục hồi thị lực

Nếu bắt đầu điều trị trước 6-7 tuổi thường có thể phục hồi được thị lực trở về bình thường. Nếu bắt đầu điều trị khi trẻ lớn hơn, thị lực có thể cải thiện được một phần nhưng khó có thể hoàn toàn bình thường.

Việc điều trị nhược thị có hiệu quả hay không còn tuỳ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết, sự kết hợp từ phía gia đình bệnh nhân.

Định kỳ khám và đánh giá tình trạng khúc xạ ít nhất 3 tháng/lần. Theo dõi và đánh giá thường xuyên vì có tới 60% trường hợp tái nhược thị sau 3 tháng nếu không được điều trị.

Thị lực của trẻ có thể phục hồi nhung vẫn cần khuyến khích trẻ tiếp tục điều trị để có được thị lực tốt về lâu dài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chia sẻ về đôi mắt của Vân Hugo khiến nhiều người giật mình về bệnh nhược thị