Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Chí Tâm| 09/08/2019 10:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Hãy lật úp các dụng cụ chứa nước, thu gom, loại bỏ các vật phế thải nơi muỗi đẻ trứng để phòng bệnh sốt xuất huyết".

Đây là nội dung tin nhắn được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) gửi tới các số điện thoại, hướng dẫn người dân cách đơn giản phòng bệnh sốt xuất huyết.

Theo nhiều người dân cho biết, nội dung tin nhắn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng có thể thực hiện được để tránh bệnh sốt xuất huyết lây lan trong tình hình nắng lắm mưa nhiều, thuận lợi cho muỗi đẻ trứng như hiện nay.

Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Tin nhắn cảnh báo người dân phòng chống sốt xuất huyết của Cục Y tế dự phòng

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có chỉ thị về việc tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường phòng chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn.

PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện đang vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết, số ca mắc mới ghi nhận khoảng từ 5.000 - 10.000 ca bệnh/tuần. Hiện đã có 15 trường tử vong do sốt xuất huyết.
 
Theo báo cáo tình hình công tác y tế tháng 7/2019 gửi Văn phòng Chính của Bộ Y tế, chỉ từ 18/6 đến 18/7, cả nước đã 25.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 7 ca tử vong tại Bình Phước, TP.HCM, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang và Bình Thuận vì bệnh này. Số mắc tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ và tăng nhanh tại các tỉnh, TP khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. 

Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết

Lật úp các dụng cụ chứa nước để diệt lăng quăng, bọ gậy phòng dịch sốt xuất huyết.

Bộ Y tế khuyến cáo, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng chống muỗi đốt.

Việc phun hóa chất diệt muỗi chỉ có tác dụng diệt đàn muỗi trưởng thành trong thời gian ngắn, quan trọng và hiệu quả lâu dài là phải thường xuyên diệt lăng quăng và loại bỏ điều kiện để muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết không sinh sản và phát triển được. Và biện pháp tốt nhất cần thực hiện là lật úp lu, vại, chum… và tháo bỏ nước tù đọng.

Theo đó, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống quanh quẩn trong nhà, đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước trong như bể nước, chum vại, lu khạp, bình bông, bể cảnh... đặc biệt các vật phế thải xung quang nhà có khả năng chứa nước mưa như vỏ đồ hộp, chai lọ vỡ, mảnh gáo dừa, lốp xe, chum vại, hốc cây bẹ lá…và sau khi làm sạch các dụng cụ này thì chỉ khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau lại có thể nở một đàn muỗi mới vì vậy công tác diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng muỗi đẻ trứng cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và cần sự tham gia của tất cả mọi nhà và của toàn xã hội.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Người dân cần chủ động phòng, chống bệnh sốt xuất huyết