TP. HCM: Thí điểm chuỗi thực phẩm an toàn

Xuân Diệp| 23/02/2018 14:24
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mới đây, Sở GD-ĐT TP. HCM có văn bản Số: 522 /KH-GDĐT-CTTT Đảm bảo an toàn thực phẩm trong Ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2018.

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn bàn thành phố, Sở GD-ĐT ban hành Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018 trong ngành Giáo dục và Đào tạo như sau:

Kiện toàn Ban chỉ đạo về an toàn thực phẩm của các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo các thành viên ban chỉ đạo được bổ sung kiến thức chuyên môn phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác.

Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn để kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc đảm bảo an toàn thực phẩm tại đơn vị.

TP. HCM: Thí điểm chuỗi thực phẩm an toàn

Ảnh minh họa.

Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn trong suốt quá trình sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo quản… đảm bảo thực phẩm cho học sinh sử dụng có truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm.

Cụ thể: Nâng cao kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho các nhóm đối tượng. Đảm bảo 100% người quản lý về an toàn thực phẩm nắm vững các văn bản pháp lý và kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về kiểm nghiệm thực phẩm (thu thập, phân tích, kiểm nghiệm mẫu thực phẩm).

Bảo đảm sử dụng thực phẩm an toàn từ cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm. Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục và đơn vị trường học hợp đồng với các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm…

Đồng thời ký hợp đồng các cơ sở kinh doanh thực phẩm (bếp ăn tập thể, các cơ sở Ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính, giảm 30% số vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 học sinh mắc trở lên được ghi nhận so với năm 2017.

Đối với Sở GD-ĐT:

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học:

Chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động đầu tư trang thiết bị kiểm nghiệm tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học, lấy mẫu giám sát sản phẩm và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Tăng cường đào tạo, tập huấn cán bộ chuyên môn về ATTP, nghiệp vụ quản lý, chứng chỉ lấy mẫu,... tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục.

TP. HCM: Thí điểm chuỗi thực phẩm an toàn

 Sở GD-ĐT với Ban Quản lý An toàn thực phẩm trong việc tổ chức kiểm tra hằng quý, hằng năm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố. Ảnh Nguồn Internet.

Phối hợp với Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc, hệ thống cảnh báo các sản phẩm không an toàn. Trên cơ sở truy xuất nguồn gốc toàn bộ hệ thống kinh doanh thịt heo, gia cầm, tiếp tục triển khai hệ thống truy xuất đối với rau củ quả và thủy sản.

Tổ chức đánh giá, tổng kết hàng năm lồng ghép chung trong công tác y tế trường học.

Tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông về ATTP trong cơ sở giáo dục, đơn vị trường học:

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm quản lý của các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trong việc lựa chọn sản phẩm thực phẩm.

Triển khai các phương thức truyền thông phong phú, đa dạng như hội nghị, hội thảo, tờ rơi, áp phích, băng rôn, phướn, báo đài, hệ thống phát thanh của các đơn vị, website.

Phát huy vai trò các đoàn thể tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học trong công tác truyền thông để đạt được hiệu quả tuyên truyền về an thoàn thực phẩm.

Quản lý chặt chẽ việc quảng cáo về thực phẩm ăn uống trong các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học, tất cả các hình thức quảng cáo về thực phẩm ăn uống tại các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học đều phải có ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo; tránh tình trạng quảng cáo, buôn bán tràn lan, thiếu kiểm soát.

Khuyến khích các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn, căn tin, suất ăn công nghiệp.... 

Tăng cường phối hợp giữa Sở GD-ĐT với Ban Quản lý An toàn thực phẩm trong việc tổ chức kiểm tra hằng quý, hằng năm về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố.

Tổ chức 01 buổi diễn tập xử lý, điều tra ngộ độc thực phẩm trong trường học. Ngăn chặn kịp thời các bệnh lây qua đường thực phẩm. Phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, hạn chế tối đa đến mức thấp nhất các vụ ngộ độc thực phẩm trên 30 người.
Công tác thực hiện thí điểm “Chuỗi thực phẩm an toàn”.

Năm học 2018 - 2019 thí điểm tại tất cả các đơn vị trường học và các cơ sở giáo dục thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, 5, 8, 11, Tân Bình, Bình Thạnh trong việc ký hợp đồng cung cấpthực phẩm cho các bếp ăn, căn tin với các đơn vị thực phẩm nằm trong “chuỗi thực phẩm an toàn” của thành phố.

Phối hợp tổ chức thông tin truyền thông, tiêu thụ sản phẩm chuỗi như: phóng sự, tọa đàm, hội nghị chuyên đề, hội thảo, hội chợ nhằm giới thiệu sản phẩm chuỗi với các tổ chức, các đơn vị có nhu cầu mua và sử dụng sản phẩm chuỗi; giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cơ sở đã, đang và sắp tham gia chuỗi; giới thiệu và khuyến khích các đơn vị có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn,… lựa chọn các sản phẩm đạt chuỗi.

Đối với Phòng GD-ĐT, các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc:

Phòng GD-ĐT tham mưu UBND quận/huyện xây dựng kế hoạch triển khai trên địa bàn. Đối với phòng GD-ĐT Quận 3, 5, 8, 11, Tân Bình, Bình Thạnh xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện chương trình thí điểm “Chuỗi an toàn thực phẩm” trình UBND quận/huyện triển khai thực hiện trong năm học 2018 – 2019.

Phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm địa phương tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giám sát, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm, xây dựng phương án ứng phó ngộ độc thực phẩm.

Tham dự diễn tập xử lý, điều tra ngộ độc thực phẩm trong trường học. Ngăn chặn kịp thời các bệnh lây qua đường thực phẩm.

Thực hiện đúng quy định pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các trường học và cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc ký hợp đồng với các cơ sở cung cấp thức ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căng tin,… đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào của các cơ sở này phải có nguồn gốc rõ ràng phục vụ việc truy xuất nguồn gốc khi có sự cố.

Thành lập Ban chỉ đạo quản lý an toàn thực phẩm tại các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục trực thuộc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
TP. HCM: Thí điểm chuỗi thực phẩm an toàn