WHO: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người nhiễm và tử vong do cúm H5N1

Thảo Nguyên| 25/02/2023 11:29
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đây là thông tin được WHO thống kê số liệu trong 20 năm qua đối với dịch cúm H5N1. Sau trường hợp tử vong ở Campuchia, Viện Pasteur TPHCM ra công văn khẩn.

Cúm gia cầm H5N1 là dịch bệnh “đáng lo ngại”

Ngày 24/2, Viện Pasteur TPHCM có công văn khẩn gửi giám đốc sở y tế 20 tỉnh thành khu vực phía Nam, tăng cường giám sát viêm phổi nặng liên quan đến cúm gia cầm độc lực cao A (H5N1). Đặc biệt, đã có ghi nhận 01 trường hợp tử vong và 01 trường hợp nghi nhiễm tại tỉnh Prey Veng của Campuchia, tỉnh này có đường biên giới với Việt Nam. 

Trước bối cảnh trên, Viện Pasteur TPHCM đề nghị lãnh đạo sở y tế các tỉnh thành phía Nam chỉ đạo các đơn vị, phòng ban trực thuộc triển khai công tác phòng chống bệnh dịch.

Cụ thể, các đơn vị chức năng tập trung giám sát, phát hiện các trường hợp viêm phổi nặng do virus tại các cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt chú ý các trường hợp có tiền sử dịch tễ đi, đến, ở vùng có dịch, lấy mẫu bệnh phẩm gửi đến Viện Pasteur TPHCM xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.

Các đơn vị kiểm dịch y tế quốc tế giám sát chặt chẽ người từ vùng có dịch, phối hợp đơn vị kiểm dịch động thực vật giám sát gia cầm, thủy sản vào Việt Nam.

WHO: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người nhiễm và tử vong do cúm H5N1

Người dân cần thận trong khi sử dụng các sản phẩm gia cầm chết không rõ nguyên nhân

Trung tâm kiểm soát các tỉnh thành phối hợp các chi cục chăn nuôi và thú y, phát hiệm sớm ổ dịch, chia sẻ thông tin liên ngày, xử lý ổ dịch theo quy định.

Các đơn vị cơ sở y tế giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, chùm ca bệnh, ổ dịch cúm và viêm đường hô hấp chưa rõ nguyên nhân, hạn chế lây lan, lấy mẫu xét nghiệm.

Sở y tế các tỉnh thành triển khai công tác truyền thông đến người dân về các biện pháp phát hiện, phòng chống bệnh; không tiêu thụ, buôn bán, sử dụng gia cầm chết không rõ nguyên nhân; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang.

Sau 01 ca bệnh tử vong và 01 ca nghi nhiễm trong một gia đình ở Campuchia, WHO nhận định tình hình cúm gia cầm là “đáng lo ngại” và đang làm việc với chính quyền nước này.

Trước đó, vào ngày 8/2, Tổng Giám đốc WHO đưa ra đánh giá về tình hình dịch cúm H5N1 trên thế giới, mức độ rủi ro của dịch bệnh này đối với con người được đánh giá là thấp, tuy nhiên không được chủ quan, cần có công tác chuẩn bị tốt.

WHO: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người nhiễm và tử vong do cúm H5N1

Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người nhiễm và tử vong do cúm H5N1 trong 20 năm qua

WHO khuyến cáo người dân không tiếp xúc trực tiếp hoặc thu gom động vật hoang dã đã chết hoặc bị bệnh mà phải báo cho chính quyền địa phương xử lý. Các quốc gia tăng cường giám sát những nơi con người và động vật nuôi hoặc động vật hoang dã có tương tác với nhau.

WHO tiếp tục đồng hành với các nhà sản xuất vắc xin, đảm bảo nguồn cung cấp vắc xin và thuốc kháng vi rút luôn có sẵn trên phạm vi toàn cầu.

Cách nhận biết bệnh cúm gia cầm H5N1

Một số trường hợp nhiễm cúm gia cầm không xuất hiện triệu chứng điển hình. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân lại gặp phải một số triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, đau đầu, đau nhức cơ, viêm kết mạc,...

Ngoài ra, một số triệu chứng bệnh ít phổ biến hơn cũng được ghi nhận như tiêu chảy, nôn, buồn nôn,.... Thậm chí còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như co giật, khó thở, suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi có những triệu chứng trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế để thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để có những chẩn đoán chính xác nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
WHO: Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người nhiễm và tử vong do cúm H5N1