Đời sống

Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và thách thức trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật

Minh Anh 14/05/2024 - 12:07

Sự phát triển như vũ bão của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo đã và đang tác động rất lớn với đời sống con người. Hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật cũng chịu sự chi phối rất lớn từ AI...

Trường ĐH Luật Hà Nội đã tổ chức "Hội thảo trọng điểm trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật" với những công trình nghiên cứu của các chuyên gia, nhà khoa học đã mang tới góc nhìn đa dạng, toàn diện nhất của vấn đề.

Trong những năm gần đây, sự phát triển như vũ bão của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong đó công nghệ lõi là công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Hầu hết các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, kinh tế, xã hội; thu hút sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân.

ai-2-9609.jpeg
TS Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội.

Nhiều dự báo cho thấy tiềm năng to lớn mà việc phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể mang tới cho nâng cấp công nghệ, tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu.

Từ những thực tế đó, Trường ĐH Luật tổ chức Hội thảo trọng điểm trí tuệ nhân tạo với hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật.

Phát biểu khai mạc, TS Đoàn Trung Kiên - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội cho hay, trong lĩnh vực chính sách và pháp luật, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã đặt ra nhiều cơ hội cần được khai thác và giải quyết.

Trí tuệ nhân tạo đang ảnh hưởng đến chính sách và pháp luật ở nhiều chiều cạnh, từ việc thay đổi phương thức, áp dụng pháp luật đến tạo ra các thách thức mới trong khung thể chế, pháp luật và đạo đức; có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả trong việc thực thi pháp luật.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệ nhân tạo, các nhà lập pháp ở hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt với thách thức trong việc tạo ra quy định mới để điều chỉnh việc sử dụng công nghệ này, bao gồm đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

ai-3668.jpeg
Quang cảnh hội thảo.

Trong khuôn khổ hội thảo này, TS Đoàn Trung Kiên mong rằng đây sẽ là nền móng ban đầu cho những nghiên cứu tiếp theo. Hy vọng mỗi nhà khoa học, đại biểu tham gia hội thảo nhiệt tình đóng góp ý kiến để có đa dạng về góc nhìn, trở thành một điểm đến của tri thức, diễn đàn khoa học rộng mở mà chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, trao đổi làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn đặt ra liên quan đến chủ đề hội thảo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trí tuệ nhân tạo: Cơ hội và thách thức trong hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật