Biểu tình Iraq: Âm mưu phá hủy quan hệ song phương?

Trâm Anh| 08/10/2019 22:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Kể từ khi nổ ra một tuần trước, các cuộc biểu tình chết người ở Iraq đã được Iran theo dõi chặt chẽ vì cho rằng chúng được thúc đẩy bởi một âm mưu phá hoại mối quan hệ giữa các nước láng giềng.

Âm mưu phá hủy quan hệ song phương Iran-Iraq?

Tehran có mối quan hệ chặt chẽ nhưng phức tạp với Baghdad, nắm giữ quyền lực lớn trong các nhóm chính trị Shiite. Hai nước đã rơi vào một cuộc chiến tàn khốc từ năm 1980 đến năm 1988 và ảnh hưởng của Iran ở Iraq đã tăng lên sau cuộc xâm lược do Hoa Kỳ lãnh đạo lật đổ nhà độc tài lâu năm Saddam Hussein năm 2003.

Biểu tình Iraq: Âm mưu phá hủy quan hệ song phương?

Iran cho rằng các cuộc biểu tình ở nước láng giềng Iraq là một âm mưu của kẻ thù của Tehran, với mục đích phá hoại mối quan hệ song phương được thiết lập kể từ khi chế độ Saddam Hussein sụp đổ vào năm 2003

Các cuộc đụng độ nổ ra ở Iraq tuần trước giữa người biểu tình và lực lượng an ninh đã cướp đi hơn 100 mạng sống và làm bị thương hơn 6.000 người - hầu hết trong số họ bị trúng đạn.

Các cuộc biểu tình chống tham nhũng và thất nghiệp nổ ra bắt đầu từ thứ ba, sau đó chuyển thành kêu gọi lật đổ chính phủ và đại tu lại hệ thống chính trị. Chính vì vậy, một loạt các quan chức Iran đã đưa ra các tuyên bố cáo buộc kẻ thù của đất nước đứng đằng sau tình trạng bất ổn này.

"Kẻ thù đang tìm cách gây bất hòa nhưng họ đã thất bại và âm mưu của chúng sẽ không có hiệu quả", lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố trên Twitter. "Iran và Iraq là hai quốc gia có trái tim và linh hồn gắn kết với nhau... Mối liên kết này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn từng ngày", ông nói thêm.

Thông tấn xã Cộng hòa Hồi giáo Iran (IRNA) cho biết nhà lãnh đạo tối cao cũng phản đối tình trạng bạo lực ở Iraq.

Biểu tình Iraq: Âm mưu phá hủy quan hệ song phương?

Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei đã nói về những kẻ thù tìm cách "gieo rắc bất hòa" - phản đối tình trạng bạo lực ở Iraq, theo hãng tin IRNA

Hãng thông tấn đã cân nhắc với bình luận riêng của mình, cáo buộc Mỹ, Arab Saudi và Israel khuấy động các cuộc biểu tình ở Iraq để làm hỏng mối quan hệ của Iran với Iraq và Syria. "Các cuộc biểu tình chưa từng có tại các thành phố của Iraq ... cho thấy một số lực lượng trong và ngoài khu vực đang lo ngại nghiêm trọng về sự gần gũi và hợp tác" của Baghdad, Tehran và Damascus.

Lễ tưởng niệm Arbaeen

Người phát ngôn của chính phủ Iran Ali Rabiei đã khai mạc cuộc họp báo hàng tuần vào thứ Hai với tuyên bố về cuộc khủng hoảng ở Iraq. Ông nói rằng "có những kẻ xấu muốn tìm cách phá hoại bất kỳ sự cởi mở nào giữa chúng tôi và ‘những người hàng xóm’, những người có những ý kiến khác nhau trong những năm gần đây".

Ali Rabiei cũng kêu gọi "những con người vĩ đại” của Iraq thể hiện sự kiềm chế hơn và tìm kiếm các biện pháp dân chủ và hợp pháp để đạt được yêu cầu của họ. "Như mọi khi, Cộng hòa Hồi giáo Iran bày tỏ sự sẵn sàng đứng bên cạnh người anh em Iraq và giúp đỡ họ... Không có hình thức tuyên truyền nào có thể cắt đứt mối quan hệ giữa người dân Iran và Iraq."

Biểu tình Iraq: Âm mưu phá hủy quan hệ song phương?

Cảnh sát Iraq được triển khai tại khu vực hoạt động chủ yếu của Hồi giáo Shia ở Baghdad hôm thứ Hai

Iran đã cáo buộc kẻ thù của họ cố tình khuấy động rắc rối ở Iraq vào thời điểm khi một lượng lớn khách hành hương đang hướng tới Iraq cho một trong những sự kiện tôn giáo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, một cố vấn quân sự hàng đầu của Khamenei nói rằng những người đứng sau tình trạng bất ổn sẽ không thể ngăn cản các tín hữu. "Họ muốn khiến mọi người không dám đến Arbaeen, nhưng ngay cả trong cơn mưa mũi tên và đá, những người yêu Hussein sẽ không sợ", Hãng thông tấn tư nhân của Iran TASnim dẫn lời Thiếu tướng Yahya Rahim Safavi.

Arbaeen đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ tang tóc kéo dài 40 ngày sau ngày Ashura. Ashura là ngày thứ mười của Muharram, tháng đầu tiên trong lịch Hồi giáo – ngày Imam Hussein tử vì đạo trong Trận chiến Karbala vào thế kỷ thứ bảy. Ông là một nhân vật quan trọng trong đạo Hồi, do ông là một thành viên của Ahl al-Bayt và Ahl al-Kisa, cũng như là Shia Imam thứ ba.

Tuần trước, Iran kêu gọi các công dân đang lên kế hoạch tới Iraq hoãn chuyến hành hương vào ngày 17 tháng 10 với lễ tưởng niệm Arbaeen. Hôm thứ Hai, Iran đã mở lại đường biên giới Khosravi với Iraq sau khi đóng cửa vào tuần trước khi các cuộc biểu tình nổ ra.

IRNA cho biết thực tế là những "hành động khiêu khích" đi trước Arbaeen cho thấy kẻ thù của Iran đang "sợ hãi".

Chánh án Iran Ebrahim Raisi cho biết những người chịu trách nhiệm về tình trạng bất ổn ở Iraq nhằm  phá hoại lễ Arbaeen. "Những người theo ‘chủ nghĩa quyến rũ’ có ý định làm giảm lòng nhiệt tình của tín đồ cho sự kiện lớn này", truyền hình nhà nước trích dẫn lời Chánh án Ebrahim Raisi. "Những người cảnh giác ở Iraq đã vạch trần điều này. Nhưng mọi người phải cẩn thận. Những kẻ theo chủ nghĩa quyến rũ đang tìm kiếm những mánh khóe mới bất cứ lúc nào để làm lu mờ buổi lễ Arbaeen và phá hoại nó."

Báo Keyhan cho biết "bằng chứng" chỉ ra người Mỹ, Saudis và người Israel có liên quan. Một chuyên mục trong nhật báo cải cách Shargh cũng cáo buộc người Mỹ, người Israel và Saudis có thể là người đứng sau các cuộc biểu tình ở Iraq.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biểu tình Iraq: Âm mưu phá hủy quan hệ song phương?