50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, các phi hành gia Apollo gặp nhau tại bệ phóng lịch sử

Trâm Anh (theo AFP)| 16/07/2019 22:51
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

50 năm trước vào thứ ba (21/7/1969), ba phi hành gia người Mỹ đã khởi hành từ Florida hướng tới Mặt trăng trong một nhiệm vụ làm thay đổi vị trí loài người trong vũ trụ.

Hôm nay, hai thành viên còn sống của phi hành đoàn, Buzz Aldrin và Michael Collins, đã tái hợp tại cùng một bệ phóng, khởi đầu cho chuỗi sự kiện kéo dài một tuần kỷ niệm ngày Apollo 11 lên Mặt trăng. Chỉ huy của họ và người đàn ông đầu tiên trên Mặt trăng, Neil Armstrong, đã qua đời năm 2012. Aldrin (89 tuổi) và Collins (88 tuổi) gặp nhau vào hôm nay (thứ ba) lúc 9:32 sáng (1332 GMT) tại bệ phóng 39A của Trung tâm vũ trụ Kennedy để khai mạc các tuần lễ kỉ niệm.

50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, các phi hành gia Apollo gặp nhau tại bệ phóng lịch sử

Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin (trái sang phải), chụp ảnh vào ngày 30 tháng 3 năm 1969

50 năm trước, con tàu vũ trụ của họ đã phải mất bốn ngày để đến được Mặt trăng, trước khi mô-đun của con tàu, được đặt tên là "Đại bàng", đỗ xuống bề mặt mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969. Sau đó vài giờ, Armstrong bước những bước chân đầu tiên trên mặt trăng. Trong khi đó, Collins vẫn ở trên quỹ đạo mặt trăng trong mô-đun chỉ huy Columbia, phương tiện duy nhất sẽ đưa họ trở về Trái đất.

"Họ biết, tôi biết, nếu họ không thể quay lại vì một số lý do nào đó thì tôi cũng không thể làm gì để giúp được cả", ông nói với các phóng viên ở New York vào tháng Năm trong một sự kiện chào mừng kỉ niệm 50 năm ngày con người đặt chân lên mặt trăng. "Tôi không có thiết bị hạ cánh trên Columbia nên không thể xuống để giải cứu họ."

Aldrin đã lẫn đôi chút nhưng cũng vẫn tham gia vào một vài sự kiện, bao gồm một buổi dạ tiệc vào thứ bảy tuần trước, nơi có vé rẻ nhất được bán với giá 1.000 đô la.

Đã nhiều tuổi nhưng Aldrin vẫn hoạt động tích cực trên Twitter và luôn xuất hiện với những đôi tất sọc sao. Ông đã phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe và sự bất hòa trong gia đình mà đỉnh điểm là một vụ kiện về tài chính vừa được đưa ra tòa vào tháng 3 vừa qua.

Hôm nay, với tư cách là người đàn ông thứ hai đặt chân lên Mặt trăng, Aldin là ngôi sao chính của chương trình. Đến nay chỉ còn 4 trong số 12 người đàn ông đã từng đặt chân lên Mặt trăng còn sống.

Tuy nhiên, cả Mỹ và bất kỳ quốc gia nào khác đều không thể đưa con người trở lại Mặt trăng kể từ năm 1972, năm của sứ mệnh Apollo cuối cùng. Tổng thống George Bush đã từng hứa sẽ đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 1989, cũng như con trai của ông, tổng thống George W Bush hứa làm được điều đó vào năm 2004, đồng thời cam kết mục tiêu tiếp theo sẽ là Sao Hỏa. Nhưng cả hai đã phải chấp nhận thất hứa vì Quốc hội có xu hướng không muốn tài trợ cho các cuộc phiêu lưu và dư luận đã thay đổi rõ rệt kể từ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh. Về phần mình, Tổng thống Donald Trump đã khởi động lại cuộc đua chinh phục Mặt trăng và Sao Hỏa sau khi nhậm chức vào năm 2017, nhưng ngay lập tức là nhận được sự phản ứng gay gắt của cơ quan vũ trụ.

Tuần trước, Quản trị viên của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA) Jim Bridenstine đã sa thải Quản trị viên liên kết của NASA cho hoạt động khám phá và khai thác con người Bill Gerstenmaier. Lý do có thể là do những bất đồng trong việc thực hiện mục tiêu của Tổng thống Trump là năm 2024 sẽ đưa một người Mỹ trở lại Mặt trăng. 5 năm dường như là khoảng thời gian quá ngắn để có thể hoàn thiện một con tàu vũ trụ đủ khả năng thực hiện mục tiêu quay lại Mặt trăng của Tổng thống Trump. "Chúng tôi không có nhiều thời gian để lãng phí, nếu chúng tôi cần có đội ngũ lãnh đạo mới, điều đó cần phải thực hiện ngay bây giờ", Bridenstine nói vào tuần trước.

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
50 năm sau cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, các phi hành gia Apollo gặp nhau tại bệ phóng lịch sử