Đặt chân đến đất nước mới, cô nữ sinh quê lúa không khỏi ngạc nhiên bởi sự phồn hoa tấp nập của Đài Loan, dẫu mới trải qua một chuyến bay dài 8 tiếng đồng hồ.
Tốt nghiệp loại xuất sắc, "ẵm" học bổng du học toàn phần trường đại học
Với thành tích học 4 năm đáng ngưỡng mộ, ngoài cầm trên tay tấm bằng đỏ xuất sắc, Nguyễn Thị Thùy (lớp Kinh tế đối ngoại K56, Đại học Ngoại thương) nhận thêm 4 học bổng toàn phần du học bậc thạc sĩ về kinh tế của Đại học quốc lập Đông Hoa (Đài Loan), Đại học quốc lập Trung Sơn (Đài Loan), Đại học Verona (Italia) và Học bổng chính phủ Đài Loan.
Một điều đặc mà 4 học bổng Thùy “ẵm được” là lúc còn chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội. Khác với quá trình apply xin học bổng từ các nước châu Âu và Mỹ, ở Đài Loan, ngoài điều kiện về kết quả học tập theo đúng chuyên ngành, Thùy phải thuyết phục hội đồng tuyển sinh của trường bằng cách đưa ra bản kế hoạch dự kiến liên quan tới đề tài nghiên cứu thạc sĩ định hướng tới.
"Nếu thấy phù hợp nhà trường sẽ đồng ý cấp học bổng cho sinh viên", Thùy nói
Được biết, bản kế hoạch Thùy gửi các trường, tập trung trình bày mong muốn được nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc mở trộng thị trường ra nước ngoài của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Thùy cũng chia sẻ thêm, bản thân chọn đề tài trên là do ở Đài Loan hiện nay số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 96% thị trường của nền kinh tế. Nhưng khi các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra nước ngoài họ gặp nhiều khó khăn và hướng đi đúng.
Đồng thời, trước Thuỳ cũng chưa có nghiên cứu chính thống nào đề cập tới vấn đề này.
Sau khi cầm trên tay 4 thông báo về kết quả, cô nữ sinh gốc Thái Bình đã quyết định chọn mức học bổng hơn 800 triệu đồng từ Đại học quốc lập Đông Hoa (Đài Loan).
Trước đó, khi đặt chân vào ngôi trường ĐH Ngoại thương, cô nàng đã lên kế hoạch học tập cho mình 4 năm đại học. Đồng thời, cô cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng kiến thức cũng như hành trang sau khi tốt nghiệp đại học cô sẽ học lên thạc sĩ.
Theo đó, từ năm thứ 2 đại học, Thuỳ tích học ngoại ngữ, hiện tại cô nàng sở hữ 7.5 IELTS tiếng Anh và giao tiếp cơ bản bằng tiếng Trung.
Thùy cũng chia sẻ thêm, trong thời gian học tập tại Đài Loan, Thuỳ sẽ tranh thủ trau dồi thêm vốn tiếng Trung để có thể giao tiếp thành thạo với người bản địa. Bởi vì điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
Nằm top 1% sinh viên có điểm cao nhất toàn trường
Bốn năm học tại ĐH Ngoại thương, cô nàng luôn cố gắng để trau dồi kiến thức, kỹ năng mềm cho bản thân, bởi vậy Thùy đạt GPA 3,93/4,0, nằm trong top 1% sinh viên có điểm tốt nghiệp cao nhất toàn trường năm 2021.
Trong 4 năm đại học, Thuỳ đạt điểm A và A+ ở 44/47 môn học, trong đó 2 môn được mệnh danh là "khó nhằn" nhất nhì trường thì cô đạt điểm trung bình môn tuyệt đối 10/10. Còn lại 3 môn đạt điểm B+.
Thùy chia sẻ, cô nàng uôn lên kế hoạch chi tiết và đặt mục tiêu trước mỗi môn học. Thường sẽ là các kế hạch theo tuần, tháng hoặc theo từng môn.
Sắp xếp công việc cần làm theo các thứ tự ưu tiên để đảm bảo hoàn thành tốt các công việc. Ở Đại học Ngoại thương, thay vì thi cử cuốn chiếu, sẽ có những khoảng thời gian nhất định trong năm dành riêng cho các môn thi. Trong khoảng thời gian này, em thường tập trung 100% vào việc học, ôn thi để đạt được kết quả cao nhất.
Nhiều khi lịch việc học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động ngoại khóa chồng chéo nhau tạo nhiều áp lực nhưng Thùy luôn ưu tiên hàng đầu cho việc học.
Cho đến hiện tại, bước ngoặt lớn nhất với Thuỳ là khi bà nội qua đời. Từ nhỏ, cô đã ở với ông bà nội nên chịu ảnh hưởng về tình cảm, lối suy nghĩ, cách sống. Sự ra đi của bà để lại nỗi đau lớn, nhưng cũng vì thế mà Thuỳ cố gắng và nỗ lực nhiều hơn để bà an lòng. Nếu bà vẫn còn sống, hẳn sẽ rất tự hào vì cô gái đã hoàn thành lời hứa với bà.
Về việc học thạc sĩ, Thuỳ cho rằng yêu cầu cao hơn rất nhiều so với bậc đại học nên từ sớm em đã lên kế hoạch học tập cụ thể,chăm chỉ học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị đi trước. Ngoài thời gian học tập trực tuyến, em dành thời gian đọc sách giáo trình, sách chuyên ngành để có cái nhìn sâu và kỹ hơn về các vấn đề cần được quan tâm.
Về mục tiêu sắp tới, Thuỳ cho biết sẽ cố gắng hoàn thành chương trình thạc sĩ đúng thời hạn để tiếp tục tìm kiếm các học bổng bậc tiến sĩ ở một số nước đầu tầu về kinh tế trong khu vực châu Á, như Singapore, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.