Những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc trong mùa hè

Đ.C| 20/05/2016 14:13
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngộ độc thực phẩm hay còn gọi là ngộ độc thức ăn hoặc trúng thực là các biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc, thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản…

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có những triệu chứng lâm sàng như nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, sốt, đau bụng... Ngộ độc thực phẩm gây hại cho sức khỏe và rất có thể dẫn đến tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Theo các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm thì ngộ độc thực phẩm mùa hè thường do thức ăn nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng. Bởi, mùa hè nhiệt độ cao thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, trứng, cá, sữa là các chất giàu đạm, rất dễ trở thành môi trường tốt cho các vi sinh vật, nhất là vi khuẩn gây bệnh phát triển và khi đó thức ăn đã biến thành chất độc.

Những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc trong mùa hè

Ăn một số loại rau sống có thể khiến bạn bị ngộ độc

Dưới đây là một số thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc trong mùa hè:

Ăn gỏi thịt hoặc thịt nấu chưa chín kỹ và các món gỏi khác.

Ăn cá và hải sản (sò, trai, nghêu, cua, ghẹ) tươi sống hoặc nấu chưa chín.

Ăn các món có trứng gà chưa chín.

Ăn một số loại rau sống.

Uống nước trái cây; sữa và các sản phẩm từ sữa chưa qua diệt khuẩn.

Ngoài những thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc trên thì còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây ngộ độc như trong quá trình bảo quản, chế biến thực phẩm các dụng cụ: dao, thớt, rổ, nồi niêu xoong chảo, nước rửa… cũng có thể gây ngộ độc.

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi nhận thấy các dấu hiệu của ngộ độc như: đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy... cần làn cho chất độc hại thoát ra ngoài càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay ngoáy móc họng để kích thích nôn hết thức ăn ra ngoài.

Người bị ngộ độc mất rất nhiều nước, nên phải bổ sung kịp thời. Uống nhiều dung dịch oresol, nước cháo, nước cam, nước dừa sau mỗi lần nôn hay đi ngoài.

Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có máu. Sau khi bị ngộ độc, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để sức khỏe mau hồi phục. Trường hợp ngộ độc nặng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu khẩn cấp. Chú ý lưu mẫu phân, dịch ói, thức ăn để cơ quan chuyên môn tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những thực phẩm có nguy cơ gây ngộ độc trong mùa hè