Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần biết

Tuyết Nhung| 02/04/2016 09:22
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ở Việt Nam, số gia đình có con tự kỷ ngày càng nhiều, nhất là tại các thành phố lớn. Nhưng chỉ có một số ít các em được đưa đến các trung tâm giáo dục chuyên biệt còn lại là các gia đình tự chăm sóc và điều trị cho con tại nhà.

Bệnh tự kỷ được coi là một rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện từ rất sớm và ảnh hưởng kéo dài đến cuộc đời của trẻ. Trẻ bị bệnh vẫn khỏe mạnh, nhưng luôn có các hành động bất thường. Các hành động này xuất hiện trong 3 lĩnh vực là ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và hành vi lặp đi lặp lại với tư duy cứng nhắc thiếu trí tưởng tượng.

Ngày nay, hiện tượng tự kỷ được xem là một trong các dạng loạn tâm thần ở trẻ em, nhiều bậc phụ huynh đau buồn vì đã có một đứa con có những hành vi mà họ không thể hiểu nổi, họ nghĩ là do họ gây ra những sai lầm, khiến họ trở nên mặc cảm và không tin rằng họ có thể giúp cho con mình được nữa.

Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy các hành vi của trẻ tự kỷ thường là kết quả của các rối loạn trong sự phát triển từ khi trẻ mới ra đời hoặc trong những năm đầu và đa số là do thể chất chứ không hoàn toàn là do cách nuôi dạy của cha mẹ.

Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần biết

Cho đến nay, người ta vẫn chưa rõ những nguyên nhân chính nào gây ra bệnh lý này. Một số người cho rằng bệnh không phụ thuộc vào tầng lớp kinh tế – xã hội cũng như các yếu tố rối loạn tâm lý đặc biệt của cha mẹ. Ý kiến khác lại cho rằng vấn đề dinh dưỡng, sang chấn tâm lý kéo dài trong quá trình mang thai của mẹ và sang chấn sản khoa có thể là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát sinh.

Đa số trẻ tự kỷ thường có khó khăn rõ rệt khi tập thể dục và trong các trò chơi, chúng chỉ có thể bắt chước một số động tác đơn giản, nhưng khi các động tác trở nên phức tạp hơn thì trẻ không thể nắm bắt được, nhất là trong các trò chơi phối hợp với đồng bạn.

Một số đặc điểm quan trọng của trẻ tự kỷ:

- Thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác.

Thể hiện, hành động rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày.

- Không hề nói năng hoặc cách nói rất kỳ dị, nói tuỳ thích.

Rất thích xoay chuyển các đồ vật và thao tác khéo léo hoặc có những động tác định hình.

- Có kỹ năng cao về ý thức không gian, có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác.

Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn, thông minh, dễ thương. 

Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ mắc bệnh tự kỷ có xu hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể, trong năm 2014, bệnh viện đã thăm khám cho 2640 trẻ tự kỷ, chiếm khoảng 20% bệnh nhân đến khám tại khoa Tâm thần, trong số đó, có 446 bệnh nhân phải vào viện can thiệp. 

Như vậy khi thấy trẻ có bất thường về tâm vận động nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế có các chuyên khoa thần kinh, tâm thần, chuyên viên tâm lý lâm sàng, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên chỉnh âm, giáo dục viên đặc biệt, để có sự tư vấn có phương hướng  giáo dục đặc biệt.

Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần biết

Khi được biết con bị mắc rối loạn phổ tự kỷ, nhiều cha mẹ rất lo lắng, bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Hàng trăm vấn đề như học ở đâu, học như thế nào, học cái gì đều trở thành những trăn trở của các bậc cha mẹ.

Trong những trường hợp này các bậc cha mẹ phải bình tĩnh, kiên trì để chăm sóc và điều trị cho con. Những lưu ý dành cho gia đình tự chữa bệnh cho con tại nhà:

- Bắt đầu bằng những đồ chơi, hoạt động mà trẻ thích. Đó là con đường dẫn dắt cha mẹ đến với thế giới của trẻ.

Kiên trì thực hiện bởi trẻ sẽ không chú ý và tương tác ngay từ lần đầu tiên.

- Luôn tạo không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động hơn.

Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong bất kì tình huống nào, trong mọi hoạt động của gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những lưu ý khi dạy trẻ tự kỷ mà bố mẹ cần biết