Tỷ giá trong nước được hỗ trợ ổn định bởi nhiều yếu tố, từ đó, giúp Ngân hàng Nhà nước có dư địa duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian cuối năm 2023.
Tỷ giá trong nước thời gian qua đã giảm rõ rệt. Theo số liệu của NHNN, tỷ giá trung tâm ngày 20/11 đã đạt mức thấp nhất trong 2 tháng khi 1 USD = 23.954 đồng, giảm 0,63% so với mức đỉnh 24.107 đồng vào giữa tháng 10.
Điều này được nhận định do chỉ số đo lường sức sức mạnh đồng dollar Mỹ (DXY) trên thị trường thế sụt giảm. Đặc biệt khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định dừng tăng lãi suất và áp lực lạm phát tại nước này hạ nhiệt trong tháng 10.
Tình hình vĩ mô của Mỹ đã có dấu hiệu sáng hơn khi FED không tiếp tục tăng lãi suất. Thặng dư thương mại tăng trưởng trở lại trong quý III, thậm chí quý IV cũng có tiến triển mạnh mẽ hơn. Cộng sự phục hồi của tiêu dùng và xuất khẩu thì thặng dư thương mại cũng tăng dần lên, bù đắp cho việc thanh khoản của đồng USD trong nước.
Bên cạnh yếu tố quốc tế, tỷ giá trong nước còn chịu tác động bởi sang đến tháng 10 xuất khẩu Việt Nam đã lấy lại được nhịp tăng trưởng, thặng dư thương mại duy trì mức cao khi đạt trên 25 tỷ USD.
Ngoài ra, yếu tố cung - cầu ngoại tệ trong nước cũng có thêm yếu tố hỗ trợ từ nguồn kiều hối và giải ngân vốn FDI trong dịp cuối năm. Đây là những cơ sở quan trọng để ổn định tỷ giá trong nước.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt nhận định, dòng kiều hối, thu nhập của bà con Việt Nam ở nước ngoài thường sẽ có xu hướng đổ về dịp cuối năm và giáp Tết. Yếu tố này mang lượng ngoại tệ lợn về Việt Nam, bà con đổi tiền ngoại hối sang VND thì chính điều này cũng sẽ tăng lượng ngoại hối lên, hỗ trợ tỷ giá, cũng như việc thu hút FDI cũng đang diễn ra thuận lợi.
Các chuyên gia cũng cho rằng, với tỷ giá được duy trì ở mức ổn định, chỉ số lạm phát được kiểm soát sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước có dư địa duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời gian cuối năm 2023.
Việc tỷ giá ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp được kì vọng sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế trong dịp cuối năm.