Nhật Bản sẵn sàng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp Covid-19 khi tình hình dịch có dấu hiệu chậm lại

Thảo Vân (Theo France24)| 25/05/2020 14:33
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhật Bản đã sẵn sàng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc đối với Covid-19 và từng bước mở cửa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sau khi các trường hợp mới có dấu hiệu chậm lại.

So với các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề như châu Âu, Mỹ, Nga và Brazil, Nhật Bản đã phần nào kiểm soát được đại dịch với tổng số ca nhiễm bệnh là 16.569 và 830 trường hợp tử vong.

Tuy nhiên, với lo ngại rằng dịch bệnh này sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát, Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp cho Tokyo và 6 khu vực khác vào ngày 7/4 và sau đó mở rộng ra toàn bộ quốc gia.

Các doanh nghiệp và trường học được khuyến khích đóng cửa và mọi người được yêu cầu ở nhà nhưng lệnh đóng cửa của Nhật Bản vẫn mềm hơn so với nhiều quốc gia khác trên thế giới và không có hình phạt nào cho những người bỏ qua các quy tắc.

Nhật Bản sẵn sàng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp Covid-19 khi tình hình dịch có dấu hiệu chậm lại

Ảnh minh họa.

Người dân chủ yếu mua sắm bằng việc thực hiện các đơn đặt hàng. Hầu hết các đường phố nổi tiếng ở Tokyo đều ít người và số ca nhiễm mới đã giảm từ mức cao nhất từ khoảng 700 người/ngày xuống chỉ còn vài chục trên toàn quốc.

Mức độ vệ sinh và bảo vệ sức khỏe được nâng cao: tháo giày trong nhà, đeo khẩu trang, cúi chào thay vì bắt tay hay hôn tay.

Các nhà chức trách Nhật Bản khẳng định rằng chiến lược của họ không phải là thử nghiệm hàng loạt vì các trường hợp vẫn đủ thấp để áp dụng phương thức truy vết liên lạc.

Tuy nhiên, việc thử nghiệm đã được tăng cường trong những tuần gần đây khi các nhà chức trách cảnh báo về một đợt virus tiếp theo có thể có thể ảnh hưởng chiến lược trước đó của họ.

Các cơ sở y tế cũng đang được đẩy mạnh sau khi những câu chuyện về việc các bệnh nhân Covid-19 có giường bệnh để nằm do chỉ có một số cơ sở được chỉ định để điều trị.

Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh đối với Nhật Bản ít nghiêm trọng hơn so với những nơi khác trên thế giới. Nền kinh tế của quốc gia này đã phải vật lộn với các tác động của thiên tai và việc tăng thuế tiêu dùng.

Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này đã giảm 0,9% trong quý I, rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 2015.

Các hoạt động kinh tế chậm lại, cùng với đó là giảm phát khi giá tiêu dùng vào tháng 3 ghi nhận mức giảm đầu tiên trong hơn 3 năm.

Trong nỗ lực ngăn chặn thiệt hại, ông Abe đã công bố gói kích thích kinh tế khổng lồ trị giá khoảng 1 nghìn tỷ đô la.

 

Đọc tiếp
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhật Bản sẵn sàng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp Covid-19 khi tình hình dịch có dấu hiệu chậm lại