Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh giỏi nhất đăng ký ngành sư phạm

Ngô Chuyên| 24/08/2017 19:01
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Thời gian gần đây, câu chuyện về tuyển sinh ngành sư phạm đang gây xôn xao dư luận. Vậy góc nhìn của các chuyên gia giáo dục về việc tuyển sinh ngành sư phạm như thế nào? Làm thế nào để thu hút nhân tài vào ngành sư phạm?

Xã hội quan tâm, lo lắng và bức xúc là dấu hiệu tốt

Đó là một trong những chia sẻ mà GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng GD-ĐT chia sẻ. GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “Hiện nay, xã hội quan tâm, lo lắng và cả bức xúc khi ngành sư phạm có điểm chuẩn quá thấp. Đó là dấu hiệu tốt. Bản thân tôi cũng rất hoang mang, lo lắng, bởi nền giáo dục không tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề hệ lụy trong xã hội”.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh giỏi nhất đăng ký ngành sư phạm

Theo GS Phạm Minh Hạc: “Muốn có nền giáo dục tốt, có học trò giỏi thì phải có thầy cô giỏi. Ảnh HN.

Bên cạnh đó, GS Phạm Minh Hạc đề cập đến việc điểm tuyển sinh đầu vào của các trường cao đẳng, đại học sư phạm: “Khi thấy nhiều trường đại học lấy điểm thấp, trường cao đẳng chỉ lấy 9-10 điểm, thậm chí đạt 1,5 điểm Toán là đỗ sư phạm Toán. Đấy là điều bất thường mà xã hội phải nhìn thấy được”.

GS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “Muốn có nền giáo dục tốt, có học trò giỏi thì phải có thầy cô giỏi. Trừ trường hợp đặc biệt là có một số em tự học nhưng đó là phần nghìn, phần trăm, chiếm tỉ lệ rất ít. Vì sao điểm vào sư phạm thấp? Theo tôi có nhiều lí do, trước hết, nhiều thí sinh muốn học ngành nào có trình độ nghề nghiệp ra có lương, dù lương thấp nhưng đảm bảo tối thiểu để sống, còn lương giáo viên quá thấp”.

Mục tiêu tuyển sinh các trường sư phạm hiện nay chỉ là có thu nhập, công ăn việc làm cho giảng viên của trường đó

"Việc đào tạo ngành sư phạm ồ ạt như hiện nay không thể có chất lượng được. Những nơi không đủ điều kiện, sau tồn tại 3-5 năm thì nên sát nhập, hoặc giải thể. Chúng ta nên học tập đất nước nhỏ nhưng rất quan tâm đến giáo dục như Phần Lan. Các trường đại học Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh giỏi nhất, điểm cao nhất đăng ký ngành sư phạm”, GS Phạm Minh Hạc góp ý.

“Tóm lại tình hình thừa - thiếu không rõ. Các trường sư phạm mở ra nhiều mà thực tế có cần đến như thế không. Các trường cao đẳng sư phạm chỉ phục vụ trong tỉnh mình nhưng hiện tại chỉ lấy mục tiêu tuyển sinh. Mục tiêu tuyển sinh các trường sư phạm hiện nay chỉ là có thu nhập, công ăn việc làm cho giảng viên của trường đó chứ không tính đến nhu cầu giáo viên của địa phương đó cần đào tạo hay không, đó là vấn đề lớn. Tôi nghĩ, việc này Bộ GD-ĐT có trách nhiệm chính. Phải biết chỗ này cần bao nhiêu, chỗ kia cần bao nhiêu; chỗ nào thừa, chỗ nào thiếu, cần điều chỗ này sang chỗ khác để không có giáo viên thất nghiệp. Chỗ nào đủ rồi thì thôi. Chứ làm một cách “hành chính”, trình chỉ tiêu lên duyệt, thì tình hình không ổn”, GS Hạc nhấn mạnh.

Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh giỏi nhất đăng ký ngành sư phạm

"Mục tiêu tuyển sinh các trường sư phạm hiện nay chỉ là có thu nhập, công ăn việc làm cho giảng viên của trường đó chứ không tính đến nhu cầu giáo viên của địa phương", GS Phạm Minh Hạc nói.

Hiện nay, ngành Sư phạm không hấp dẫn, điểm chuẩn thấp vì Ngành sư phạm lương quá thấp, hệ thống lương vẫn nằm trong hệ thống lương chung của nhà nước.

“Lương là điều kiện tối thiểu, có những giáo viên có thu nhập thêm nhưng chỉ có ở các thành phố lớn, ít lắm, có phải người nào cũng dạy thêm được đâu. Việc cần làm lúc này là xem lại hệ thống các trường sư phạm. Tôi thấy, trong 9  nhiệm vụ trong năm học mới này có việc xem lại hệ thống các trường sư phạm. Không biết Bộ có làm điều đó ngay không”,  GS Phạm Minh Hạc gợi ý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Phần Lan chỉ chọn 10% thí sinh giỏi nhất đăng ký ngành sư phạm